Mức trợ cấp nuôi con khi ly hôn được căn cứ theo hoàn cảnh cụ thể như con chưa thành niên, con tàn tật, con mất năng lực hành vi lao động hoặc người trợ cấp không có khả năng lao động, người trợ cấp vỡ nợ,...
Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”.
Như vậy, sau khi ly hôn người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ và là quyền lợi của con; do đó không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Khi không sống chung với con, người không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con đến khi thành niên (18 tuổi); nếu con thành niên mà không tự nuôi sống được bản thân do bị tàn tật hoặc không có năng lực hành vi dân sự thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải có trách nhiệm cấp dưỡng không thời hạn.
Về mức cấp dưỡng nuôi con
Mức trợ cấp nuôi con khi ly hôn được căn cứ theo hoàn cảnh cụ thể như con chưa thành niên, con tàn tật, con mất năng lực hành vi lao động hoặc người trợ cấp không có khả năng lao động, người trợ cấp vỡ nợ,...
Cụ thể, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết.
Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Ttòa án giải quyết.
Như vậy, mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn trước hết là do thỏa thuận giữa hai vợ chồng. Có thể yêu cầu mức cấp dưỡng cho con hợp lý căn cứ vào thu nhập thực tế của người cấp dưỡng trừ đi nhu cầu thiết yếu phục vụ cho sinh hoạt tối thiểu nhất của họ, cũng như căn cứ vào nhu cầu thiết yếu của con vì tùy vào từng độ tuổi khác nhau.
Ngược lại, trong trường hợp hai vợ chồng không thỏa thuận với nhau được mức cấp dưỡng cho con thì phải chứng minh được các khoản thu nhập của người cấp dưỡng tạo lập được trong một tháng, để từ đó Tòa án làm căn cứ để đưa ra một mức cấp dưỡng phù hợp nhất cho con.
Về việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Hai vợ chồng có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp chồng là người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; trong trường hợp, nếu hai vợ chồng không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Luật gia Nguyễn Thị Tâm - Phòng tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn 1900 6198, sưu tầm, tổng hợp.
Khuyến nghị:
- Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], [email protected].
Bình luận