Khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung năm Bộ luật hình sự có quy định: "Bãi bỏ các điều 131, 183, 184 và 199 Bộ luật hình sự năm 1999”. Như vậy, hiện nay, pháp luật không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
Hỏi:Tôi có người bạn mua 100g cần sa về cho bản thân và một vài người bạn sử dụng. Xin hỏi luật sư, người này đã vi phạm pháp luật ở mức độ nào và bị sử phạt ra sao? (Kim Dung - Hà Tây)
- Thứ nhất, về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
Tại Điều Điều 199 Bộ luật hình sự năm 1999 có quy định về tội sử dụng trái phép chất ma túy như sau:
“1. Người nào sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, đã được giáo dục nhiều lần và đã bị xử lý hành chính bằng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc mà còn tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm.2. Tái phạm tội này thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm”.
Tuy nhiên, tại Khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung năm Bộ luật hình sự có quy định như sau: “36. Bãi bỏ các điều 131, 183, 184 và 199 Bộ luật hình sự năm 1999”.Như vậy, hiện nay, không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy, nhưng sẽ bị xử lý hành chính theo các quy định sau:
Tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy:“Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.”
Tại Khoản 1 Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:
“Điều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định”.
- Thứ hai, về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.
Tại Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (BLHS) quy định về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy: "1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:a) Có tổ chức;b) Phạm tội nhiều lần; ... g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam; ...5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.
Trường hợp bạn của anh, nếu có hành vi như trên có thể bị truy cứu trong trường hợp phạm tội có tổ chức, theo quy định tại tại khoản 3 Điều 20 BLHS: “3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.”
Khoản 1, 2 Điều 20 BLHS quy định: "1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm".
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận