Điều 99 Luật đất đai 2013 quy định về các trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Phùng Thị Huyền - Tổ tư vấn pháp luật đất đai Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Liên quan đến vấn đề
anh (chị) hỏi, chúng tôi xin trích dẫn Điều 99 Luật đất đai 2013 quy
định về các trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:
"1. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:
a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy
định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này; b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;
c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng
cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận
quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để
thu hồi nợ;
d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh
chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết
định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết
tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đã được thi hành; đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất; e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất; h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc
các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách,
hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có; k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất".
Trường hợp của anh (chị) là
nhận quyền sử dụng đất thông qua chuyển nhượng – thuộc trường hợp được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Về
thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Bước 1: Cá nhân chuẩn
bị hồ sơ đủ theo quy định. Bước 2: Cá nhân nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng
ký đất cấp huyện. Bước 3: Cán bộ tiếp nhận kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ
chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn bổ sung tại chỗ hoặc viết
phiếu yêu cầu bổ sung. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận vào
sổ tiếp nhận hồ sơ, ký vào đơn nơi “ Người tiếp nhận hồ sơ”, đồng thời
tiến hành viết biên nhận hẹn ngày nhận thông báo thuế. Bước 4: Đến ngày
hẹn nhận thông báo thuế, công dân mang biên nhận đến nhận thông báo thuế
và thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có). Sau đó, nộp biên lai thuế cho
bộ phận tiếp nhận. Bộ phận tiếp nhận hẹn ngày nhận giấy chứng nhận.
Bước 5: Đến hẹn, công dân mang phiếu hẹn đến Văn phòng Đăng ký quyền sử
dụng đất cấp huyện nhận kết quả.
Tuy nhiên, khi tiến hành giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì
diện tích đất trên vẫn là đất nông nghiệp. Nên nếu anh (chị) làm hồ sơ
xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất được cấp cũng là quyền sử dụng đất nông nghiệp. Sau khi được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nếu thuộc trường hợp được chuyển
mục đích sử dụng đất thì anh (chị) có thể tiến hành thủ tục để chuyển
mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư theo quy định
của pháp luật.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật đất đai mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận