Tùy vào tính chất nguy hiểm của hành vi mua bán trái phép thông tin cá nhân pháp luật quy định những chế tài xử phạt phù hợp như xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, việc mua bán thông tin cá nhân diễn ra ngày càng phức tạp thể hiện thông qua việc điện thoại, email trang thông tin cá nhân như facebook, zalo thường xuyên bị quấy rồi như việc gọi điện, nhắn tin chào mời mua bán, sử dụng dịch vụ, không những vậy việc mua bán thông tin cá nhân còn được quảng cáo công khai trên các trang mạng điện tử, một số cá nhân tự xưng là hacker có thể cung cấp dịch xâm nhập tài khoản cá nhân như facebook, zalo..chỉ cần khách hàng chi trả một khoản tiền dịch vụ “nho nhỏ”. Chính các đối tượng này sau đó đã thực hiện mua bán trái phép thông tin cá nhân thậm trí sử dụng những thông tin đó vào mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Mua bán thông tin cá nhân là hành vi bị pháp luật "cấm"
Theo quy định của pháp luật thì hành vi thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác; lợi dụng sơ hở, điểm yếu của hệ thống thông tin để thu thập, khai thác thông tin cá nhân là hành vi bị pháp luật cấm. (Khoản 5 điều 7 Luật An toàn thông tin mạng năm 2015). Tùy vào tính chất nguy hiểm của hành vi, hậu quả do hành vi đó gây ra pháp luật quy định những chế tài xử phạt phù hợp như xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật.
Mua bán thông tin cá nhân có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như đã nói ở trên, tùy vào tính chất và hâu quả của hành vi mua bán, xâm phạm thông tin cá nhân có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Pháp luật quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính như sau Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP quy định xử phạt với các hành vi vi phạm về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin như sau: Phạt tiền 10-20 triệu đồng đối với hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo pháp luật; phạt tiền 50-70 triệu đồng với việc mua bán hoặc trao đổi trái phép thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ viễn thông.
Pháp luật quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi mua bán trái phép thông tin cá nhân có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại điều 288 Bộ luật hình sự về tội Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông, theo đó người phạm tội có thể bị xử phạt từ 30 triệu đến một tỷ đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến 5 năm.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật tố tụng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận