-->

Luật sư tư vấn xử phạt khi hủy hoại tài sản không hợp pháp của người khác

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn về xử phạt khi hủy hoại tài sản không hợp pháp của người khác.

Hỏi: Tôi có 1 người anh họ. Sau khi ba anh mất, gia đình bên nội, mấy chú anh đòi giành nhà, giành đất của gia đình anh. Mẹ anh và anh không đồng ý, thế mà họ vẫn mặc kệ sự ngăn cản của gia đình anh nên đã trồng rất nhiều cây trên đất nhà anh. Anh quá bực tức nên đã chặt hết cây của họ và bị họ kiện vì tội phá hủy tài sản. Luật sư tư vấn cho tôi hành vi của anh sẽ bị xử phạt như thế nào? (Thanh Long - Hải Dương)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Thị Phượng - Tổ tư vấn pháp luật dân sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Để xác định hành vi chặt cây của anh bạn có phạm tội hoặc có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không cần xác định số cây này có phải tài sản hợp pháp của những người chú kia hay không? Tức là cần xem xét quan hệ thừa kế trong trường hợp của bạn. Tuy nhiên thông tin bạn cung cấp không đủ để xác định vấn đề này. Do vậy, bạn có thể tiếp tục cung cấp thêm thông tin để được tư vấn.
Theo đó, nếu người chú này có quyền sử dụng đất hợp pháp với diện tích đất đó thì số cây trên được xác định là tài sản hợp pháp của người chú này.
Trong trường hợp người chú này không có quyền sử dụng đất mà tự ý trồng cây lên đó thì số cây này không được coi là tài sản hợp pháp của người chú.
Đối với hành vi cố ý hủy hoại tài sản của người khác, tùy vào tính chất của hành vi và mức độ thiệt hại có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, bạn có thể tham khảo 1 số quy định sau:

Điều 143 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản như sau:"1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từhai triệu đồngđến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dướihai triệu đồngnhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm..."

Tài sản là đối tượng của tội phạm này phải là tài sản hợp pháp. Nếu những tài sản bị hủy hoại không phải tài sản được hình thành hợp pháp của chủ sở hữu thì sẽ không cấu thành tội danh này.

Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định về vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác như sau:“…2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;..”
Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật dân sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.