Luật sư tư vấn về trường hợp kinh doanh thêm một mặt hàng mới không được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì thực hiện thủ tục thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh hay đăng ký thành lập hộ kinh doanh.
Hỏi: Hiện là trước đây chú em cùng 1 người bạn có hùn vốn với nhau mở 1 công ty A chuyên kinh doanh online các mặt hàng điện tử sau một thời gian thì cửa hàng đó đã đăng ký kinh doanh thêm mặt hàng thực phẩm cụ thể là thịt bò úc nhưng là theo kiểu mua đi bán lại chứ không phải do cửa hàng đứng ra trực tiếp nhập khẩu.Do làm ăn không hiệu quả thì người bạn không làm nữa và sang nhượng toàn bô cty lại cho chú em làm luôn. Hiện tại thì chú em cũng có 1 công ty B riêng cũng bán về đồ điện tử, chú em muốnphát triễn thêm mảng thực phẩm nhưng vì còn rắc rối về việc giải thể cty A ( đã nộp hồ sơ giải thể nhưng chưa xuống quyết toán).Ở cty B chú em chỉ cho xây thêm 1 cửa hàng nhỏ để chuyên bán thịt bò. Trong giấy phép ĐKKD của cty B vào tháng 04/2015 có xin thêm buôn bán thực phẩm chi tiết: bán yến sào mà không ghi thịt bò gì cả,hôm nay đoàn thanh tra thú y xuống kiểm tra và yêu cầu thì em có đưa giấy DKKD của công tyB nhưng họ bảo không hợp lệ. Và yêu cầu em lên phường để DKKD theo hộ cá thể vì nếu lôi công tyB vào sẽ còn bị phạt nặng hơn vậy em phải làm sao (Ngọc Hải - Bình Dương)
Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo nội dung bạn đã trình bày, chúng tôi hiểu rằng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của cửa hàng B của bạn là được cấp theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005. Tuy nhiên hiện nay do Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 nên vấn đề của bạn sẽ được áp dụng theo Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Theo đó, việc Giấy chứng nhận của cửa hàng bạn ghi rõ ràng là buốn bán thực phẩm chỉ có yến sào thì việc kinh doanh của cửa hàng cũng chỉ được bán yến sào. Nếu bạn muốn bán thêm thịt bò thì phải đăng ký thêm việc kinh doanh thịt bò với cơ quan đăng ký doanh nghiệp.
Theo Luật doanh nghiệp năm 2014 thì việc thay đổi ngành nghề kinh doanh sẽ không phải đăng ký nữa mà chỉ cần thực hiện thủ tục thông báo với cơ quan đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Điều 32 với nội dung như sau:
“…2. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi.3. Công ty phải thông báo bằng văn bản đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi đối với cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài được đăng ký trong Sổ đăng ký cổ đông của công ty. Thông báo phải có nội dung sau đây: a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính; b) Đối với cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài chuyển nhượng cổ phần: tên, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông nước ngoài là tổ chức; họ, tên, quốc tịch, địa chỉ của cổ đông là cá nhân; số cổ phần, loại cổ phần và tỷ lệ sở hữu cổ phần hiện có của họ trong công ty; số cổ phần và loại cổ phần chuyển nhượng; c) Đối với cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng: tên, địa chỉ trụ sở chính của cổ đông nước ngoài là tổ chức; họ, tên, quốc tịch, địa chỉ của cổ đông là cá nhân; số cổ phần và loại cổ phần nhận chuyển nhượng; số cổ phần, loại cổ phần và tỷ lệ sở hữu cổ phần tương ứng của họ trong công ty; d) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty. 4. Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo. Trường hợp từ chối bổ sung vào hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do; các yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có)”.
Như vậy, để cửa hàng B có thể kinh doanh mặt hàng thịt bò hợp pháp thì bạn phải thực hiện thủ tục thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh theo quy định tại Điều luật này.
Ngoài ra, đối với trường hợp của bạn, bạn có thể tách việc kinh doanh thịt bò riêng không phải là một mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp B mà có thể đăng ký kinh doanh bởi một công ty riêng hoặc đăng ký theo hình thức hộ gia đình. Trong trường hợp này, bạn sẽ phải đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện để thực hiện thủ tục thành lập hộ kinh doanh theo nghị định 78/2015/NĐ-CP. Trong trường hợp này, việc kinh doanh thịt bò sẽ không phải ngành nghề kinh doanh của công ty B mà là một mặt hàng kinh doanh của Hộ kinh doanh.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận