Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Hỏi: Tôi vào làm công ty từ tháng 7/2010, - Tháng 7/2011 công ty đóng bảo hiểm xã hội cho tôi. - Tháng 12/2012 công ty đóng bảo hiểm thất nghiệp cho tôi. - Đến tháng 7/2015 tôi xin nghỉ công việc ở công ty, vậy tôi có được hưởng trợ cấp thôi việc từ công ty không? Và nếu có thì cách tính như thế nào? (Vũ Trọng - Nghệ An)
Theo thông tin anh cung cấp, anh bắt đầu làm việc cho công ty từ tháng 7/2010 (chúng tôi hiểu đây là thời gian anh bắt đầu ký hợp đồng lao động). Đến tháng 12/2012 công ty mới bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, khoảng thời gian được hưởng trợ cấp thôi việc của anh là từ tháng 7/2010 đến tháng 12/2012.
Về cách tính trợ cấp thôi việc:
Căn cứ vào Điều 2 Thông tư số 17/2009/TT-BLĐTBXH của Bộ lao động – thương binh và xã hội quy định Công thức tính trợ cấp thôi việc ở từng doanh nghiệp:
Cách tính và chi trả tiền trợ cấp thôi việc:
Công thức tính trợ cấp thôi việc ở từng doanh nghiệp:
Tiền trợ cấp thôi việc | = | Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc | x | Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc | x 1/2 |
Trong đó:
- Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc: Theo điểm c khoản 3 Điều 14Nghị định số 05/2015/NĐ-CPquy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động năm 2012 quy định:“thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc”.
- Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc: Khoản 3 Điều 48 Luật lao động quy định: “Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc”.
Lưu ý: Anh chỉ được hưởng trợ cấp thôi việc khi anh chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật Lao động
"Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.
2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.
5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.
6. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này.
9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.
10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã".
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận