Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung...
Hỏi: Năm 2005 nhiều người đưa tiền nhờ vợ tôi cho những người khác vay để lấy lãi suất. Năm 2007, những người vợ tôi cho vay không trả được nợ cho vợ tôi. Và sau đó những người cho vợ tôi vay kiện vợ tôi ra tòa. Vợ tôi đã mang các bằng chứng về những người vợ tôi cho vay nhưng tòa án huyện không thu thập chứng cứ và hướng dẫn tôi làm thủ tục để chứng minh. Các giấy tờ vay mượn đều do vợ tôi và người đưa tiền cho vợ tôi kí kết, tôi không hề kí kết vào đó. Căn nhà là tên tôi làm chủ.Tại sao tòa án lại cưỡng chế nhà của tôi trong khi vợ tôi đã hứa trả dần. Tòa án đã xét xử và bán đấu giá ngôi nhà của tôi. Gia đình chúng tôi đã làm đơn đi khắp nơi nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Hiện tại gia đình tôi đã 3 năm từ khi mất nhà không có nhà để ở, phải đi thuê nhà cuộc sống vợ chồng con cái vô cùng khó khăn. Vì vậy, mong luật sư tư vấn giúp tôi: Việc xét xử của tòa án như vậy có đúng pháp luật không? Nếu không thì tôi phải làm như thế nào để lấy lại được ngôi nhà? (Nguyễn Thơm - Hà Nội)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật tố tụng của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:
Do bạn và vợ bạn vẫn tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp nên nếu bạn không chứng minh được ngôi nhà là tài sản riêng của bạn thì ngôi nhà sẽ là tài sản chung của vợ chồng kể cả khi chỉ mình bạn đứng tên sở hữu ngôi nhà,theo quy định tại khoản 2 điều 34 và khoản 3 điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Khoản 3 điều 33 quy định: "Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung".
Nếu ngôi nhà là tài sản chung thì Tòa chỉ được dùngphần tài sản riêng của vợ bạn trong khối tài sản chung (là giá trịmột nửa ngôi nhà) để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ riêng của vợ bạn. Tòa án cũng có thể dựa vào căn cứ quy định điều 37 Luật hôn nhân và gia đình để bán đấu giá toàn bộ ngôi nhà để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ vì Tòa cho rằng, việc trả nợ là nghĩa vụ chung của cả hai vợ chồng. Cụ thể, điều 37 quy định các căn cứ sau:
"Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng
Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3. Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4. Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
6. Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan".
Bạn có thể dựa vào Bản án của Tòa, Quyết định bán đấu giá ngôi nhà để bảo đảm thi hành án của Tòa để tìm ra căn cứ pháp lý Tòa áp dụng cho việc thực hiện quyền này và dựa vào các nội dung phân tích ở trên để có thể có căn cứ chứng minh bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
Do đã 3 năm kể từ thời điểm vợ bạn và bạn biết được quyền, lợi ích của bạn bị xâm phạm, đã hết thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự để giải quyết Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
Vì thế, bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện với yêu cầu giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu ngôi nhà. vì Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản theo quy định tại điểm a khoản 3 điều 159 BLTTDS không áp dụng thời hiệu khởi kiện.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật tố tụng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận