Hợp đồng uỷ quyền:Hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, còn bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định...
Hỏi: Tôi đã bỏ ra 150 triệu để ký quỹ tại 1 công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên để được làm giám đốc chi nhánh của một công ty. Trong thời gian làm việc, tôi đại diện thu thêm số tiền khoảng 800 triệu của một vài chi nhánh khác theo yêu của công ty,Nói làcho công ty đểlấy vốn làm ăn và họsẽ trả dần cho các chi nhánh , hợp đồng do tôi đại diệnđứng ra ký tênvới hạn chót là ngày 30/04/2016, công ty phải thanh tóan hết số nợ cho các chi nhánh.Thờigian đầu công ty trên có trảlãi hàng tháng cho chúng tôi trong vòng 3 thángđầu , đến naycông ty mớithanh toán cho chúng tôi100 triệu. Nay công ty không có khả năng thanh toán số tiền còn lại cho chúng tôi, nhiều lần chúng tôi đến đòi thì giám đốc công ty đềukhất nợ,gần đây chúng tôi có đến đòi thì 2 người này đã bỏ trốn và đổi số điện thoại. Tôi xin hỏi luật sư 2 vấn đề:1.Tôi có phải chịu trách nhiệm về hợp đồng vayvới chủ các chi nhánh không?2. Nếu tôi kiện lên tòa thì tòa án sẽ xử như thế nào về số tiền cả 150 triệu của tôi và 700 triệu còn lại của các chi nhánh? (Nguyễn Hoàng - Nam Định)
Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Thứ nhất ,Căn cứ theoĐiều 581 BLDS năm 2005 :
"Điều 581.Hợp đồng uỷ quyền:Hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, còn bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định."
Vậy có thể nói , trong trường hợp này bạn và những người chủ chi nhánh công ty đã giao kết 1 hợp đồng ủy quyền bằng miệng với nội dung bạn đại diện cho họ kí kết hợp đồng cho vay tiền vì vậy bạn chỉ đại diện ký kết chứkhông cần chịu trách nhiệm về số nợ này. Tuy pháp luật không quy định về hình thức của hợp đồng ủy quyền nhưng đây là 1 loại hợp đồng quan trọng liên quan đến 1 sốtiền lớn nên hai bên nên lập 1 hợp đồng ủy quyền có chữ ký của 2 bên .
Thứ hai, về việc đòi tài sản cho vay tại tòa án, ở đây việc vay mượn được giám đốccthực hiện trên danh nghĩa công ty mà công ty này hoạt động dướihình thức công ty TNHH nên họ chỉ phải chịu trách nhiệm tài chính bằng vốn điều lệ và các tài sản thuộc sở hữu của công ty .
Điều 4, Luật Phá sản 2014 phân biệt rạch ròi giữa hai khái niệm là “mất khả năng thanh toán” và “phá sản”. Theo đó, công ty trênđược cho là mất khả năng thanh toán “khi không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn ba tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán”, . Khi doanh nghiệp này mất khả năng thanh toán thì việc có tình trạng mất khả năng thanh toán nàylà cơ sở để chủ nợ, người lao động, người đại diện theo pháp luật hay người quản lý của doanh nghiệp, cổ đông nộp đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp (điều 5) và là căn cứ để thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản (khoản 2, điều 42). Vì vậybạn và các chủ nợ có quyền yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản với công ty này , khi mở thủ tục phá sản thì tài sản của công ty này sẽ được đem ra thanh toán các khoản nợ theo thứ tự quy định tịa điều 54 luật phá sản :
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận