Công ty Luật TNHH Everest tư vấn thay đổi họ của con sang họ của mẹ.
Hỏi: Tôi và chồng ly hôn đã lâu, tính đến nay đã 10 năm khi con trai tôi được gần 1 tuổi. Nay chồng cũ tôi đã có gia đình riêng cùng 2 con nhỏ. Tôi muốn đi bước nữa nhưng đó là người nước ngoài( người đài loan).Tôi có thể thay đổi họ của cháu thành họ mẹ không?Người chồng mới muốn đổi họ cho con trai tôi sang họ của anh ấy có được không? (Khánh Ngọc - Thái Nguyên)
Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Điều 88 Luật hôn nhân và giađình 2014 quyđịnh:
"1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định".
Như vậy, theo quyđịnh thì con sinh ra trong thời kỳ hôn nhânhoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Hiện tạicon chịvẫn đang mang họ của người cha nên nếu muốn thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ thì về nguyên tắc phải có được sự đồng ý của cả cha và mẹ. Vànếu người chồng không đồng ý với việc thay đối họ cho con thì không thể thay đổi họ cho con của bạn từ họ cha sang họ mẹđược.
Trong trường hợp người chồng cũcủabạncó văn bản đồng ý với việc thay đổi họ cho con thì bạn có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ.
Điều 27 Luật hộ tịch 2014 quyđịnh:
"Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước".
Theo quy định tạiĐiều 27 Luậthộtịch2014 thìỦy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi.
Khoản 2 Điều 27 Bộ luật dân sự 2005 quyđịnh: "Việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó".
Do con bạnđã trên 9 tuổi, như vậy việc thayđổi họ cho con cũng phảiđược sựđồngý của con bạn.
Trong trường hợp chồngmớicủabạnmuốn đổi họcho con bạnmang họ cha dượng, lúc này người cha dượng có thể làm thủ tục nhận nuôi con nuôi theo Luậtnuôi con nuôi 2010 về việc nhận con riêng của vợ làm con nuôi quy định tạikhoản3 Điều 14 nhưsau: "Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này".
Theo khoản1 Điều 2Nghị định 19/2011/NĐ-CPquy định chi tiết thi hành một số điều củaLuật nuôi con nuôithìtrường hợp cha dượng, mẹ kế nhận conriêng của vợ chồng làm con nuôi sẽ do UBND cấp xã nơi thường trú của người nhận nuôi thực hiện việc đăng ký nuôi con nuôi: "Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 9 của Luật Nuôi con nuôi và quy định cụ thể sau đây:1. Đối với việc nuôi con nuôi trong nước, thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.Trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi hoặc có sự thỏa thuận giữa người nhận con nuôi với cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của trẻ em được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã thường trú của người nhận con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi".
Điều 28 Luật nuôi con nuôi 2010 quyđịnh về vấnđề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài như sau: "1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi với Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:a) Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi".
Sau khi chồngmớicủabạnlàmthủ tục nhận con bạn làmcon nuôi. Lúc này chồng mới của bạn, có thể thực hiện các thủ tụcđểđổi họ của cháu bé sang họ của mình nếuđược bạn, chồng cũ của bạn và con bạnđồngý bằng văn bản.Ngoài ra thủ tục của việc đổi họcho con còn căn cứ vàoquy định của pháp luật nướcngoài, nước nơi mà bạn và chồng mình đang sinh sống.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận