Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng.
Hỏi: Tôi mới lấy vợ được 03 tháng, vợ tôi nói chúng tôi mới cưới nhau còn rất nhiều khoản phải lo mà tôi thì lại ham chơi hay tiêu tiền vô bổ nên muốn sau này tiền lương hàng tháng của tôi sẽ do cô ấy giữ và tôi chỉ giữ lại 02 triệu để dùng vào những việc thiết yếu, tôi có bàn lại với vợ phải đưa thêm cho tôi bởi chỉ tính riêng tiền xăng xe, ăn sáng đã không đủ chưa kể đến những chi phí phát sinh khác nhưng cô ấy không chịu. Đề nghị Luật sư tư vấn, có quy định nào của pháp luật về việc cấm vợ quản tiền của chồng không? (Nguyễn Đăng - Tuyên Quang)
Luật gia Bùi Ánh Vân - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Điều 56 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình về hành vi bạo lực về kinh tế quy định:
“1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình; b) Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động; c) Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống”.
Thu nhập của anh/chị được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân là được coi là tài sản chung của vợ chồng. Hành vi quản lý chặt tiền của vợ anh, không đảm bảo cho bạn sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng được coi là hành vi bảo lực về kinh tế và có thể bị xử phạt hành chính lên đến 500.000 đồng.
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận