Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân...
Hỏi: Tôi có người anh họ cách đây 5 năm có mượn chứng minh thư của người bạn thay ảnh rồi đem ̣đi làm hộ chiếúu.Sau khi xong hộ chiếu nhưng chưa kịp xuất cảnh thì người bạn ấy đòi lại chứng minh và hộ chiếu và đi đổi lại hộ chiếu tên của người ấy. Sau khi người ấy xuất ngoại thì chỗ cửa khẩu bảo hộ chiếu có vấn đề giờ người ấy muốn khai báo và làm lại để ko có vấn đề gì nữa thì làm như thế nào và bị phạt như thế nào va anh họ tôi bị phạt thế nào? (Anh Hiếu - Thái Bình)
Luật gia Phạm Thị Mai Phương – Tổ tư vấn pháp luật Hình sự Công ty Luật TNHH Everest – trả lời:
Theo thông tin mà bạn cung cấp thì người anh họ của bạn mượn chứng minh nhân dâncủa người bạn thay ảnh rồi đem ̣đi làm hộ chiếu nhưng chưa kịp xuất cảnh. Có nghĩa là trong trường hợp của anh bạnđã có hành vi để cấu thành nên tộilàm giả con dấu,tài liệu của cơ quan tổ chức theo quy định tại Điều 267 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009.
“Điều 267. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức:1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:A) Có tổ chức;B) Phạm tội nhiều lần;C) Gây hậu quả nghiêm trọng;D) Tái phạm nguy hiểm.3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”
Theo các thông tin đó thì anh của bạn không thuộc một trong các trường hợp quy định tạ i Khoản 2 hoặc khoản 3, Điều 267 Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung 2009, nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự có thể bị truy cứu theo khoản 1 Điều 267 BLHS sửa đổi 2009.
Tuy nhiên, hành vi vi phạm này xảy ra cách đây 5 năm nên phải xem thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 23 BLHS 1999 sửa đổi 2009.
“Điều23. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự:1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:a) Năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng;b) Mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng;c) Mười lăm năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng;d)Hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này người phạm tội lại phạm tội mới mà Bộ luật quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên một năm tù, thì thời gian đã qua không được tính và thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày phạm tội mới.Nếu trong thời hạn nói trên, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã, thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ.”
Theo đó, nếu anh họ của bạn có đủ hành vi cấu thành tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức và bị truy cứu theo khoản 1 Điều 267 thì đối với khung hình phạt này thì đây là tôi ít nghiêm trọng. Do đó, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự ở đây là 5 năm, nếu đã hết thời hạn này thì anh trai của bạn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì vậy, bạn phải xác nhận rõ thời gian xảy ra hành vi vi phạm này nếu chưa quá 5 năm(tức là tính từ năm thứ 6 trở đithì anh họ của bạn vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về khoản 1, Điều 267 Bộ luật hình sự sửa đổi 2009.
Ngoài ra, đối với người đã cho anh trai của bạn mượn các giấy tờ trên để đi làm hộ chiếu có thể phạm tội đồng phạm, vì đã biết rõ về hành vi của anh bạn nhưng vẫn đồng ý cho mượn thì có thể xem xét là người giúp sức theo quy định tại điều 20 BLHS 1999 sửa đổi bổ sung 2009 về đồng phạm vàĐiều53 BLHS vềuyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm.
“Điều20. Đồng phạm:1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.2.Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.”
“Điều 53. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạmKhi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Toà án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.”
Như vậy, nếu còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì anh họ của bạn và người cho anh họ của bạn mượn giấy tờ nhân thân để làm hộ chiếu sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1 Điều 267 BLHS 1999 sửa đổi bổ sung 2009.
* Nếu bạn bị phạt tù mà đủ điều kiện hưởng án treo bạn nên làm đơn yêu cầu tòa án cho anh bạn hưởng án treo theo quy định tại khoản 1, điều 60 BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 và nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP quy định về điều kiện hưởng án treo.
“6.1. Chỉ cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:a) Bị xử phạt tù không quá ba năm, không phân biệt về tội gì;Trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà khi tổng hợp hình phạt, hình phạt chung không quá ba năm tù, thì cũng có thể cho hưởng án treo.b) Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng;c) Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của BLHS. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên;d) Nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.”
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận