Trường hợp này các bên cần tiến hành thỏa thuận với nhau để đưa ra cách tính mức bồi thường phù hợp, trong trường hợp mà không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Hỏi: Hiện gia đình tôi (gia đình 1) đang đi chung ngõ với hai gia đình ở phía sau. Tổng diện tích đường đi chung này ước tính 200m2. Ngõ dài tuy nhiên chiều ngang hẹp, nên 3 gia đình đã thống nhất chuyển đổi đường đi chung sang một vị trí mới thuận tiện hơn và rộng hơn (dự tính mở rộng 3m thay vì 1.5 m như ngõ hiện tại). Theo ý kiến họp gần đây nhất của 3 gia đình. Do đất của nhà tôi trải rộng từ đầu ngõ tới cuối cùng nên phần lớn đường này sẽ xác nhập vào diện tích sổ đỏ nhà tôi. Tuy nhiên 2 gia đình sau có yêu cầu gia đình tôi phải bồi thường tiền cho họ. Theo ý kiến tôi, đường đi chung nếu sáp nhập phần đất này vào vườn nhà tôi thì tính tổng giá trị toàn bộ con đường rồi chia 3. Gia đình tôi phải trả 2 phần cho hai gia đình sau. Vậy nay tôi viết thư này, kính mong luật sư tư vấn giúp tôi ý kiến của tôi đúng hay của nhóm hai gia đình phía sau là chính xác? (Anh Văn - Trà Vinh)
Theo quy định tại điều 275 Bộ luật dân sự năm 2005 Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề:
"1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các
chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.
3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù".
Điều 274 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về xác lập quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề:
"1. Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề được xác lập theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Trong trường hợp quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề đã được xác lập cho chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất thì người được chuyển giao nhà, quyền sử dụng đất cũng được hưởng quyền đó".
Quy định tại khoản 1 điều 265 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về nghĩa vụ tôn trọng ranh giới giữa các bất động sản:
"1. Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thoả thuận của các chủ sở hữu hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ ba mươi năm trở lên mà không có tranh chấp".
Trường hợp này các bên cần tiến hành thỏa thuận với nhau để đưa ra cách tính phù hợp với địa hình thực tế, trong trường hợp mà không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính
xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công
ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail:
[email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật
bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn
tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài
viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được
sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi
không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng,
ở mọi thời điểm.
Bình luận