Công ty Luật TNHH Everest tư vấn quyền thăm con khi ly hôn.
Hỏi: Em và chồng đã kết hôn năm 2010 và xảy ra nhiều mâu thuẩn trong cuộc sống, tính cách, tài chính và đã li thân từ tháng 11/2013 đến nay, ban đầu chồng em đồng ý li dị, nhưng khi em bảo sắp xếp thời gian để nộp đơn thì bảo không đi.Em muốn làm thủ tục đơn phương thì chi phí và thủ tục như thế nào? Và mức cấp dưỡng hàng tháng tối thiểu là bao nhiêu? (Minh Ngọc - Hải Dương)
Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:
"1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi".
Như vậy, bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương, Tòa sẽ xem xét, giải quyết cho bạn nếu thấy có căn cứ về việc chồng bạn có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Thủ tục:
Bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ với đầy đủ các loại giấy tờ sau:
- Đơn xin ly hôn đơn phương
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản chính
- Sổ hộ khẩu của hai vợ chồng (bản sao có chứng thực)
- Chứng minh thư (bản sao có chứng thực)
- Giấy khai sinh của các con
- Giấy tờ về tài sản (nếu có tranh chấp về tài sản).
Sau đó bạn đem hồ sơ này tới nộp tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi chồng bạn cư trú.
Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của bạn Tòa sẽ ra quyết định có thụ lý hay không.
Tòa án giải quyết vụ án ly hôn trong thời hạn 4 tháng, kể từ ngày thụ lý. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì chánh án tòa án có thể quyết định gia hạn thêm, nhưng không quá hai tháng.
Chi phí: 200.000VNĐ. (Nếu có tranh chấp về tài sản thì mỗi bên đương sự phải nộp án phí sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được hưởng.)
Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm quy định:
"1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó".
Như vậy, sau khi ly hôn người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Chồng bạn có quyền, nghĩa vụ thăm con mà không ai được cản trở.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận