-->

Luật sư tư vấn các thủ tục cho doanh nghiệp vốn nước ngoài mới thành lập

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài.

Hỏi: Công ty em là công ty là công ty sản xuất 100% vốn đầu tư Hàn Quốc, mới thành lập vào tháng 01/2015. Hiện tại công ty có khoản hơn 300 công nhân viên.Công ty thuê nhà xưởng tại khu công nghiệp để gia công sản phẩm xuất đi nước ngoài. Nhưng công ty vẫn còn 1 số thủ tục pháp lý chưa đăng ký với cơ quan nhà nước nên khi có thanh tra thì công ty vẫn chưa có sự chuẩn bị. Ví dụ cụ thể là đợt vừa rồi thanh tra phòng cháy chữa cháy xuống kiểm tra thì công ty vẫn chưa mua bảo hiểm phòng cháy chữa cháy nên đã bị phạt. Về bảo hiểm xã hội, các khoản bảo hiểm, vấn đề công đoàn, phí công đoàn....Nên em muốn hỏi luật sư với doanh nghiệp em đang làm hiện tại cần đăng kí những thủ tục gì trong thời gian mới thành lập này. Trong 2 mảng Người lao động và doanh nghiệp. (Châu Khoa - Hà Nội)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Khương Thị Thu Hà - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Người lao động và Người sử dụng lao động (Doanh nghiệp) cần phải tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm y tế bắt buộc. Cụ thể:

- Bảo hiểm xã hội: theo Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội thì đối tượng phải nộp bảo hiểm xã hội bao gồm

"1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;"

Trong đó, người lao động "hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất" (Khoản 1 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội). Còn người sử dụng lao độnghằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động3% vào quỹ ốm đau và thai sản;) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

- Bảo hiểm Y tế : theo Khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế, thì đối tượng nộp bảo hiểm y tế bao gồm "Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là người lao động)".

Mức đóng làtối đa bằng 6% mức tiền lương, tiền công tháng của người lao động, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3.

- Bảo hiểm thất nghiệp: Đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm

"Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

a)Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

b)Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng"

Người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực.

Mức đóng Bảo hiểm thất nghiệp là: Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng; Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Ngoài những loại bảo hiểm bắt buộc trên, doanh nghiệp (Người sử dụng lao động) còn có thể đống những loại bảo hiểm khác tùy theo yêu cầu của ngành nghề sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với Công đoàn, pháp luật về lao động của Việt Nam không yêu cầu bắt buộc doanh nghiệp phải thành lập Công đoàn nhưng khuyến khích các doanh nghiệp chủ động thành lập công đoàn để bảo đảm người lao động có thểtham gia vào một tổ chức bảo vệ quyền lợi cho mình.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.