-->

Luật sư chuyên tư vấn về thủ tục ủy quyền tại văn phòng công chứng

Hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, còn bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Hỏi: Tôi muốn hỏi thủ tục ủy quyền tại các phòng công chứng và việc lĩnh tiền tại Ngân hàng mà không có chữ ký của người được ủy quyền như vậy có hợp pháp không?Ngân hàng căn cứ vào đâu để xác định được chữ ký của người được ủy quyền (nếu có tranh chấp xảy ra trong trường hợp người được uỷ quyền bị người khác lấy trộm CMND và giấyủy quyềnđi lĩnh tiền).Làm thế nàođể thẩmđịnhđược phòng công chứngđó có thật hay không?(Hoàng Hà - Hà Nội)
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6218
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Hoài Thu - Tổ tư vấn pháp luật dân sựcủa Công ty Luật TNHH Everest- trả lời:

Liên quan đến câu hỏi của anh (chị), chúng tôi xin trích dẫn một số quy định của pháp luật như sau:

Điều 121 Bộ luật dân sự quy định về giao dịch dân sự:“Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.

Điều 581 quy định: “Hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, còn bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định”.

Như vậy, hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương là hai khái niệm khác nhau. Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên, còn hành vi pháp lý đơn phương là sự thể hiện ý chí của một bên. Khi nhắc đến hợp đồng đồng nghĩa với việc có sự thống nhất giữa các bên với nhau. Việc thống nhất ý chí thể hiện qua việc ký tên (điểm chỉ, đóng dấu) xác nhận của tất cả các bên vào hợp đồng, điều này khác với hành vi pháp lý đơn phương là chỉ cần một bên thực hiện hành vi.

Đối với trường hợp của anh/chị,

Thứ nhất, thủ tục ủy quyền tại các phòng công chứng về việc lĩnh tiền tại Ngân hàng mà không có chữ ký của người được ủy quyền.

Do anh/chị không cung cấp đủ thông tin nên vấn đề ủy quyền của bạn sẽ được hai thành hai trường hợp: giấy ủy quyền (ủy quyền đơn phương) và hợp đồng ủy quyền.

Đối với trường hợp ủy quyền được tiến hành bằng hợp đồng thì đòi hỏi phải có sự tham gia ký kết của cả bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền, như vậy hợp đồng ủy quyền mới có hiệu lực pháp luật.

Đối với Giấy ủy quyền thì không cần sự tham gia của bên nhận ủy quyền. Việc lập giấy ủy quyền không đòi hỏi bên nhận ủy quyền phải đồng ý và không có giá trị bắt buộc bên nhận ủy quyền phải thực hiện các công việc ghi trong giấy. Do vậy, nếu sau khi Giấy ủy quyền được lập mà bên nhận ủy quyền không thực hiện công việc theo cam kết thì bên ủy quyền cũng không có quyền yêu cầu bên nhận ủy quyền phải thực hiện, kể cả việc bồi thường thiệt hại, nếu có.

Như vậy, nếu trường hợp của anh/chị là hợp đồng ủy quyền không có chữ ký của người được ủy quyền thì hợp đồng này không có hiệu lực (không hợp pháp). Nếu là Giấy ủy quyền, không có chữ ký của người được ủy quyền thì vẫn có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, Giấy ủy quyền này sẽ không có giá trị bắt buộc đối với bên được ủy quyền.

Thứ hai, để xác định được chữ ký của người được ủy quyền ngân hàng sẽ căn cứ vào chữ ký của văn bản ủy quyền và chữ ký trên biên lai là có đúng chữ ký của cùng một người hay không? Nếu xác định đúng chữ ký thì ngân hàng mới thanh toán tiền cho người được ủy quyền. Tuy nhiên, vấn đề này chỉ xác định được trong trường hợp có Hợp đồng ủy quyền. Còn với Giấy ủy quyền do không bắt buộc là phải có chữ ký của người được ủy quyền nên khi đến ngân hàng lĩnh tiền, nhân viên ngân hàng chỉ kiểm tra chứng minh thư (giấy tờ tùy thân) của người được ủy quyền mà không cần xác định đúng chữ ký.

Nếu xảy ra tranh chấp trong trường hợp người được ủy quyền bị người khác lấy trộm chứng minh nhân dân và giấy ủy quyền đi lĩnh tiền thì sẽ có hai trường hợp xảy ra:

Một là, trường hợp ký Hợp đồng ủy quyền: khi đến ngân hàng, nhân viên ngân hàng sẽ đối chiếu chứng minh thư, hợp đồng ủy quyền cũng như chữ ký. Nếu thông tin xác thực thì mới được lĩnh tiền.

Hai là, Trường hợp Giấy ủy quyền: trường hợp này không cần xác minh chữ ký thì rất dễ dàng cho người lấy trộm chứng minh thư có thể được lĩnh tiền tại ngân hàng. Nếu người lấy trộm chứng minh thư đi lĩnh tiền thì người được ủy quyền cũng không phải chịu trách nhiệm bồi thường, bởi Giấy ủy quyền này không có giá trị bắt buộc đối với người được ủy quyền.

Thứ ba, để thẩm định (kiểm tra) phòng công chứng đó có thật hay không thì anh/chị lên Sở tư pháp tỉnh, nơi văn phòng công chứng đó hoạt động để kiểm tra về thông tin hoạt động của văn phòng công chứng này.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật dân sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.