Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện
Hỏi: Tôi làm mất xe của một người bạn. Tuy người bạn đó không yêu cầu tôi phải đền nhưng người đó có nhờ tôi đứng tên mua xe trả góp cho người đó, về phần tiền bạc người đó tự lo nên tôi đồng ý. Nhưng người bạn đó chỉ góp tiền xe được vài tháng thì không góp nữa. Hiện tại bên công ty trả góp điện thoại cho tôi và yêu cầu tôi phải đóng tiền xe. Tôi có điện thoại cho người bạn đó nhưng không bắt máy nên tôi có nhờ bên thu hồi nợ của công ty đó xuống lấy lại xe. Khi xuống gặp gia đình người bạn đó thì mẹ bạn đó có ký một bản cam kết với bên thu hồi nợ hứa là sẽ đóng tiền đầy đủ nếu không thì thu hồi nợ sẽ xuống lấy xe và tháng đó đóng tiền đầy đủ. Nhưng hiện tại tháng này người bạn đó chưa đóng tiền. Điện thoại cho người đó và gia đình thì đều khóa máy. Tất cả giấy tờ liên quan đến xe là tôi đứng tên hết nên bên công ty chỉ điện thoại kiếm tôi. Nếu người đó bán hoặc cầm chiếc xe đó thì tôi có thể đến cơ quan chức năng tố cáo người đó về tội lợi dụng lòng tin chiếm đoạt tài sản và tiêu thụ đồ gian không? (Hải Linh - Hà Nội)
Liên quan đến câu hỏi của anh (chị), chúng tôi xin trích dẫn một số quy định của pháp luật như sau:
- Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015 quy định vềđiều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau: "1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định., giao dịch mua xe máy trả góp mà bạn đứng tên hộ thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực bao gồm tự nguyện, không vi phạm điều cấm và không trái đạo đức xã hội."
Do đó, khi giao dịch dân sự được xác lập sẽ ràng buộc người đứng ra ký kết với các quyền và nghĩa vụ mà hợp đồng ghi nhận. Thậm chí, trong trường hợp người đứng ra ký tên là anh/chị bị lừa dối dẫn đến hành vi nhầm lẫn về tính chất của giao dịch thì cũng rất khó chứng minh để yêu cầu tuyên bố giao dịch trên là vô hiệu theo Điều 132 Bộ luật Dân sự 2015. Trong khi đó người bạn nhờ anh/chị đứng tên trong giao dịch trả góp thì lại không hề xác lập bất cứ mối quan hệ nào với công ty bán xe máy. Cho nên trường hợp xấu anh/chị có thể sẽ bị công ty bán xe máy kiện ra tòa vì không thực hiện đúng hợp đồng.
Còn việc anh/chị muốn tố cáo người bạn của anh/chị ra cơ quan chức năng với tội lợi dụng lòng tin chiếm đoạt tài sản và tiêu thụ đồ gian thì cần phải có chứng cứ chứng minh giữa anh/chị và người bạn có hợp đồng thỏa thuận về giao dịch mua trả góp xe máy này vì tội lạm dụng tín chiếm đoạt tài sản dựa trên cơ sở hai bên phải có hợp đồng (vay, mượn, thuê, trông giữ, bảo quản, vận chuyển...) cho nên việc tố cáo rất khó khăn.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật dân sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận