-->

Luật sư chuyên tư vấn luật tranh chấp về hợp đồng cho thuê

Trong trường hợp tài sản hoàn trả là vật đặc định thì phải hoàn trả đúng vật đó; nếu vật đặc định đó bị mất hoặc hư hỏng thì phải đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thoả thuận khác

Hỏi: Ngày 10.01 chị Lưu Thị Hương có gặp bà Hoàng Lan Hoa để thỏa thuận thuê của bà chiếc ô tô thương hiệu Audi (trị giá 2 tỷ đồng) để đi du lịch thời hạn 1 tháng. Bà Hoa ngần ngại việc chị Hương là bạn nhưng chiếc ô tô lại là tài sản có giá trị lớn của bà.Hiểu được thái độ của bà Hoa, chị Hương thỏa thuận rằng, chị sẽ để lại chiếc nhẫn kim cương chị đang có (giá trị là gần 2,5 tỷ đồng) cho bà Hoa với ý định đặt cược để làm tin, và mong muốn rằng khi chị đi du lịch về chị sẽ trả tiền thuê chiếc xe, đồng thời nhận lại chiếc nhẫn đó từ bà Hoa. Sau khi thỏa thuận hai 6 bên có làm hợp đồng thuê xe và kèm theo biện pháp ký cược chiếc nhẫn, bà Hoa có giao xe cho chị Hương và chị Hương cũng đã giao lại chiếc nhẫn kim cương của mình cho bà Hoa. Ngày 10.02, sau chuyến du lịch của gia đình, chị Hương có mang xe đến trả cho bà Hoa thì bà Hoa không có nhà. Chị lại đánh xe về sau khi liên lạc và nhận được sự đồng ý của bà Hoa kéo dài thêm hai ngày nữa do bà có việc gia đình chưa thể về được. Về phần mình, chị Hương không chấp nhận, phần vì đó là kỷ niệm của chồng chị, phần vì giá trị của chiếc nhẫn lại lớn hơn chiếc ô tô của bà Hoa nên chị yêu cầu được trả lại xe và nhận lại chiếc nhẫn đó. Hai bên xảy ra tranh chấp. Tôi muốn hỏi: 1. Có những hợp đồng nào được xác lập trong tình huống trên, những hợp đồng nào hợp pháp? Những hợp đồng nào vô hiệu? Tại sao? Giải quyết quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong các quan hệ trên? 2. Tranh chấp trong tình huống trên là gì? Tại sao? 3. Giải quyết tranh chấp nêu trên? Đưa ra cơ sở pháp lý rõ ràng cho lập luận của mình? (Hành Tinh - Thanh Hóa)
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Thị Phượng - Tổ tư vấn pháp luật hợp đồng Công ty Luật TNHH Everest trả lời:

1.Có 2 hợp đồng được xác lập là: Hợp đồng thuê tài sản và hợp đồng mua bán tài sản


Hợp đồng thuê tài sản là giao dịch hợp pháp theo Điều 122 Bộ luật Dân sự.
Quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể:

- Chị Hương:Có quyền hủy bỏ hợp đồng dân sự;Nhận lại chiếc nhẫn khi trả lại xe theo thỏa thuận trong hợp đồng chính là thuê xe cho bà Hoa.


- Bà Hoa:Nhận tiền thuê xe như đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê;Nhận lại xe ô tô từ chị Hương khi đã hết thời hạn thuê;Sở hữu tài sản ký cược trong trường hợp chiếc ô tô không còn để trả lại cho bà Hoa, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Hợp đồng mua bán tài sản vô hiệu do không đáp ứng các điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực quy định tại Điều 122 Bộ luật dân sự và khoản 2 Điều 32 Nghị định 163/2006/NĐ-CP: "Không được xác lập giao dịch đối với tài sản đặt cọc, tài sản ký cược, trừ trường hợp bên đặt cọc, bên ký cược đồng ý".

2. Tranh chấp trong tình huống trên là tranh chấp về hợp đồng bởi hai bên có sự bất đồng quan điểm về việc giải quyết hậu quả vi phạm hợp đồng của bà Hoa

3.Khoản 2 Điều 600 Bộ luật dân sự quy định: "Trong trường hợp tài sản hoàn trả là vật đặc định thì phải hoàn trả đúng vật đó; nếu vật đặc định đó bị mất hoặc hư hỏng thì phải đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thoả thuận khác". Do giá trị của chiếc nhẫn lại lớn hơn chiếc ô tô của bà Hoa nên bà Hoa phải hoàn trả toàn bộ số tiền 2,3 tỷ tương ứng với giá trị của chiếc nhẫn cho bà Hương hoặc bà Hoa sang tên chiếc xe cho bà Hương và bù thêm phần giá trị chênh lệch là 300 triệu tùy theo 2 bên thỏa thuận.


Theo điều 602 BLDS có quy định: "Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật đã giao tài sản cho người thứ 3 thì khi bị chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản yêu cầu hoàn trả, người thứ 3 có nghĩa vụ hoàn trả tài sản đó, trừ trường hợp bộ luật này có quy định khác; nếu tài sản đó đã được trả bằng tiền hoặc có đền bù thì người thứ 3 có quyền yêu cầu người đã giao tài sản cho mình bồi thường thiệt hại".Do chiếc nhẫn là kỉ niệm của chồng bà Hương và nếu bà muốn lấy lại chiếc nhẫn thì bà có quyền yêu cầu người thứ ba hoàn trả lại chiếc nhẫn. Nhưng vì người thứ 3 đã trả tiền để mua chiếc nhẫn đó nên người thứ 3 có quyền yêu cầu người đã giao chiếc nhẫn cho mình (là bà Hoa) bồi thường thiệt hại.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hợp đồng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.