-->

Lệ phí đăng ký bản quyền tác phẩm âm nhạc

Lệ phí cấp Giấy chứng nhận: 100 nghìn đồng đối với các tác phẩm âm nhạc.

Hỏi: Tôimuốn đăng ký bản quyền ca khúc do mình sáng tác qua đường bưu điện vì mình ở Sóc Trăng. Đề nghị Luật sư tư vấn, chi phí để đăng ký là bao nhiêu và chuyển chi phí bằng cách nào, có phải là gửi 1 lúc chung với bộ hồ sơ không? (Đỗ Thành - Sóc Trăng)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Tường Vy - Tổ tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Trường hợp của anh (chị) là đăng kí quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc. Tác phẩm do anh (chị) sáng tác và không có một tổ chức cá nhân nào khác giao nhiệm vụ hoặc giao kết hợp đồng với anh (chị) sáng tác thì anh (chị) là tác giả và cũng là chủ sở hữu quyền tác giả. Thủ tục đăng kí như sau:

Người nộp và cách thức nộp hồ sơ: Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng hoặc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cư trú hoặc có trụ sở. Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện. Theo như điều kiện của anh (chị), anh (chị) hoàn toàn có thể nộp hồ sơ qua đường bưu điện đến các địa chỉ sau: Phòng Thông tin Quyền tác giả, Cục Bản quyền tác giả: Ngõ 151 Hoàng Hoa Thám, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội. ĐT: 04.38 234 304.; Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh: 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh. ĐT: 08.39 308 086; Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Đà Nẵng: 58 Phan Chu Trinh, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng. ĐT: 0511.3 606 967; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở là nơi tiếp nhận đơn và chuyển về Cục Bản quyền tác giả xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

Hồ sơ đăng ký quyền tác giả bao gồm: a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả. Sử dụng Mẫu số 1: Tờ khai đăng kí quyền tác giả. Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; tóm tắt nội dung tác phẩm; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn. Lưu ý cần đọc kỹ hướng dẫn ghi thông tin sau mỗi tờ khai; b) 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả. 01 bản lưu tại Cục Bản quyền tác giả, 01 bản đóng dấu ghi số Giấy chứng nhận đăng ký gửi trả lại cho chủ thể được cấp Giấy chứng nhận đăng ký. c) Giấy uỷ quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được uỷ quyền; d) Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa; đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả; e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung. Các tài liệu quy định tại các điểm c, d, đ và e phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng/chứng thực. Các tài liệu gửi kèm hồ sơ nếu là bản sao phải có công chứng, chứng thực. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.

Lệ phí cấp Giấy chứng nhận: 100 nghìn đồng đối với các tác phẩm âm nhạc. Mức thu quy định này áp dụng đối với việc cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả lần đầu. Anh (chị) có thể gửi khoản phí này kèm hồ sơ đăng kí.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.