-->

Lập và công chứng di chúc, cần thủ tục gì?

Di chúc có thể tự lập và công chứng tai các tổ chức hành nghề công chứng.

Hỏi: Hiện nay bố mẹ em có 1 mảnh đất rộng gần 1000m2, 1 nửa phía trước hiện đang cất nhà ở và nửa phía sau đang là vườn. Bây giờ bố em muốn viết di chúc chia mảnh vườn phía sau làm 3 phần, 1 phần để bán và ủy uyền cho em trông coi phần đó, phần còn lại được chia làm 2 choemvà anh trai em. Còn từ nhà trở về trước được giao lại cho mẹemvà sau này người chăm sóc cho mẹ lúc về già sẽ là người được thừa hưởng cẳn nhà đó. Vậyemmuốn hỏi luật sư là về phía căn nhà thì khi viết di chúc bố e nên viết như thế nào để sau này khi người thừa hưởng căn nhà phải là người chăm sóc tốt nhất cho mẹ, không được để cho mẹ có bất kỳ ủy khuất gì hết, sống hạnh phúc lúc tuổi già. Bốemsợ sau này khiemđi lấy chồng rồi không ở cùng bố mẹ, anhemlại là người ở cùng bố mẹ nhưng sẽ không chăm sóc tốt cho mẹ,emkhông ở cùng nhưng vẫn về chăm sóc mẹ thường xuyên như vậy sẽ thiệt thòi choem. Và xin luật sư hướng dẫn giúpemcách viết di chúc và trình tự thực hiện về công chứng, chứng thực thế nào cho đúng quy định pháp luật? (Vũ Nam Hải - Hà Nội).

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Vương Tùng Anh - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

Điều 631 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về Quyền thừa kế của cá nhân:

“Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật."

Theo quy định trên, người nào đang có quyền sở hữu tài sản thì có quyền định đoạt tài sản của mình bằng cách lập di chúc. Như vậy, đối với trường hợp này bố mẹ bạn có thể viết di chúc định đoạt mảnh đất này theo ý chí của họ. Về việc thể hiện mong muốn của bố mẹ trên di chúc về cho ai có quyền hưởng và hưởng phần tài sản như thế nào thì bố mẹ phải nêu cụ thể trong di chúc. Để đảm bảo tính chặt chẽ và hợp pháp của di chúc, tránh tranh chấp thì bố mẹ của bạn nên lập di chúc bằng văn bản và có công chứng, chứng thực theo trình tự sau:

Thành phần hồ sơ: - Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch (Mẫu số 01/PYC); - Dự thảo di chúc (trường hợp tự soạn thảo); - Bản sao giấy tờ tuỳ thân; - Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, trong trường hợp di chúc liên quan đến tài sản đó;

Bản sao nêu trên là bản chụp, bản in, bản đánh máy hoặc bản đánh máy vi tính nhưng phải có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải có chứng thực. Khi nộp bản sao thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.

- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có. Bản sao nêu trên là bản chụp, bản in, bản đánh máy hoặc bản đánh máy vi tính nhưng phải có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải có chứng thực. Khi nộp bản sao thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.

Thời hạn giải quyết: Không quá hai (02) ngày làm việc; đối với giao dịch yêu cầu công chứng phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá mười (10) ngày làm việc (Thời gian xác minh, giám định, niêm yết không tính vào thời hạn công chứng).

Lưu ý: Bố mẹ bạn có thể tự lập di chúc và mang đi công chứng/chứng thực. Nếu bố mẹ bạn không tự lập di chúc có thể ra tổ chức hành nghề công chứng yêu công chứng viên soạn thảo di chúc theo ý chí của mình.

Khuyến nghị

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hợp đồng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.