-->

Lao động chính trong gia đình có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Hỏi: Em ở Hà Giang. Mẹ mất sớm nên gia đình chỉ có hai bố con. Học hết cấp III, em xin vào một công ty điện tử ở gần nhà. Sau 01 năm, em có lệnh gọi đi nghĩa vụ quân sự. Đề nghị Luật sư tư vấn, hiện tại em là lao động chính trong nhà, bố em tuổi cao không còn khả năng lao động thì em có phải đi nghĩa vụ quân sự nữa không? (Việt Hoàn - Hà Giang)
>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Thị Phượng - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everst - trả lời:

Khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về tạm hoãn gọi nhập ngũ có trường hợp: “Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận”.

Điều 32 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động như sau:
1. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.
2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
3. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc”.

Căn cứ theo quy định pháp luật nêu trên, trong trường hợp của anh, anh là lao động chính trong gia đình, bố anh tuổi cao không còn khả năng lao động. Do đó, khi có lệnh gọi đi nghĩa vụ quân sự, anh nên có kết luận sức khỏe của cơ sở y tế về tình trạng sức khỏe và khả năng lao động của bố anh. Nếu trong giấy khám sức khỏe chứng minh bố anh không còn khả năng lao động thì anh sẽ được tạm hoãn gọi nhập ngũ. Còn nếu trong giấy khám sức khỏe chứng minh bố anh vẫn còn khả nâng lao động thì anh vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự và có thể hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Lao động.

Khuyến nghị:
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.