-->

Làm thế nào để rút được tiền của người bố đã mất tại ngân hàng?

Thủ tục rút tiền gửi tiết kiệm theo thừa kế do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định phù hợp với các quy định về thừa kế tại Bộ Luật dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan.

Hỏi: Bố tôi qua đời đột ngột nên không để lại di chúc, một thời gian sau gia đình tôi phát hiện bố có sổ tiết kiệm 500 triệu đồng nhưng ngân hàng không cho rút mà yêu cầu phải có thủ tục thừa kế. Đề nghị Luật sư tư vấn, ngân hàng làm như vậy có đúng quy định của pháp luật? (Nguyễn Minh - Phú Thọ)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Ánh Vân - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế của Công ty Luật TNHH Everest trả lời:

Theo Điều 17 Quy chế tiền gửi tiết kiệm ban hành theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN (sửa đổi và bổ sung theo sửa đổi, bổ sung của Quyết định số 47/2006/QĐ-NHNN và Thông tư số 04/2011/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước), thủ tục rút tiền gửi tiết kiệm theo thừa kế do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định phù hợp với các quy định về thừa kế tại Bộ Luật dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan.

Theo quy định tại khoản 1 điều 651 của Bộ luật Dân sự năm 2015, bố anh/chị qua đời không để lại di chúc thì sẽ làm phát sinh quyền thừa kế theo pháp luật đối với những người sau đây (hàng thừa kế thứ nhất): vợ, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của bố anh/chị. Vì có nhiều đồng thừa kế khác nhau nên những người thừa kế cũng có quyền hưởng di sản là số tiền tiết kiệm của bố anh/chị nên chưa phân chia di sản mà mẹ anh/chị đã đến ngân hàng rút tiền tiền kiệm là không đủ thẩm quyền và ngân hàng từ chối, yêu cầu làm thủ tục thừa kế là phù hợp.

Để làm thủ tục thừa kế, giữa những người thừa kế cần phải lập thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, trong đó có phần di sản là sổ tiết kiệm, và thỏa thuận phân chia di sản cần phải được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của Luật công chứng.

Cũng cần lưu ý, trong trường hợp này, nếu tiền gửi tiết kiệm của bố anh/chị là trong thời kỳ hôn nhân của bố mẹ anh/chị thì đó có thể được coi là tài sản chung của vợ, chồng; mẹ anh/chị có phần sở hữu chung đối với phần tiền gửi tiết kiệm này cùng với bố anh/chị (thường là mỗi người sở hữu ngang nhau – 50% giá trị tài sản sở hữu chung). Do đó, việc thỏa thuận phân chia di sản cũng cần cân nhắc vấn đề này.

Trong quá trình thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc sau khi thỏa thuận phân chia di dản thừa kế, mỗi người thừa kế được phân chia hoặc người được các đồng thừa kế ủy quyền có quyền đến ngân hàng để rút tiền tiết kiệm là di sản thừa kế theo trình tự, thủ tục, hướng dẫn của ngân hàng.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.