-->

Kiểu dáng công nghiệp - Một kênh phát triển thương hiệu hiệu quả

Đối với sản phẩm có kiểu dáng đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa chức năng và hình dáng thì cả hai yếu tố đó sẽ cùng góp phần tạo nên giá trị của sản phẩm.

Việc thu hút khách hàng trong một thị trường chật chội luôn là một thử thách lớn, ngay cả đối với những sản phẩm sản xuất được theo công nghệ hàng đầu. Thương hiệu hay nhãn hiệu đều đóng vai trò rất quan trọng. Nhưng, nhãn hiệu thường chỉ là hình thức bên ngoài, có thể gây ấn tượng đầu tiên cho khách hàng tiềm năng. Một kiểu dáng bắt mắt thường nhanh chóng chiếm được sự trung thành với thương hiệu, như là trường hợp sản phẩm iPod của hãng Apple.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198


Những doanh nghiệp có hiểu biết về kiểu dáng thường sử dụng kiểu dáng sản phẩm một cách triệt để vào quy trình phát triển sản phẩm của mình. Do vậy, các yếu tố thẩm mỹ luôn được cân nhắc, cùng với các yếu tố kỹ thuật của sản phẩm mới hoặc được cải tiến. Những doanh nghiệp này cũng bảo hộ hình dáng bên ngoài có tính phân biệt cho sản phẩm của họ thông qua việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Điều này là thực tế đối với một loạt sản phẩm, kể cả các sản phẩm công nghệ cao như xe hơi, máy giặt, điện thoại di động,... Đối với sản phẩm có kiểu dáng đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa chức năng và hình dáng thì cả hai yếu tố đó sẽ cùng góp phần tạo nên giá trị của sản phẩm.


Một là, những vấn đề cơ bản về kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp nhìn chung là các yếu tố trang trí hoặc thẩm mỹ của sản phẩm. Kiểu dáng có thể bao gồm các đặc điểm ba chiều, như hình dạng và kết cấu của sản phẩm, hoặc các đặc điểm hai chiều như hình ảnh, ảnh chụp, hình vẽ,... dựa trên đường nét và màu sắc.

Những đặc điểm cơ bản của kiểu dáng công nghiệp: (i) Kiểu dáng công nghiệp liên quan đến một loạt sản phẩm công nghiệp, thời trang và thủ công mỹ nghệ, từ các dụng cụ kỹ thuật và thiết bị y tế đến đồng hồ, đồ trang sức và các xa xỉ phẩm khác; từ sản phẩm gia dụng, sản phẩm nội thất và các thiết bị điện của xe hơi và công trình kiến trúc; từ kiểu dáng của sản phẩm dệt may đến các dụng cụ thể thao. Kiểu dáng công nghiệp cũng có vai trò rất quan trọng đối với bao bì sản phẩm. (ii) Trong những năm gần đây, ở nhiều nước, việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đã được mở rộng cho cả các biểu tượng máy tính được tạo ra bởi ngôn ngữ máy tính, các giao diện điện tử trên màn hình máy tính, màn hình điện thoại di động và các sản phẩm tương tự.

Hai là điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ khi đáp ứng: (i) Kiểu dáng phải mới; (ii) Kiểu dáng phải có tính nguyên gốc (được tạo ra bởi nhà thiết kế và không phải là bản sao hoặc sự bắt chước từ các kiểu dáng đã có); (iii) Kiểu dáng phải có đặc điểm riêng biệt.

Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp có thể là khác nhau giữa các nước và thường là từ 10 đến 25 năm. Ở hầu hết các nước, việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp chỉ được thực hiện thông qua thủ tục đăng ký theo một phân nhóm nhất định, nhưng việc bảo hộ không chỉ giới hạn ở hàng hoá trong phân nhóm hàng hoá đó. Ở một số nước, chủ yếu là ở châu Âu, hệ thống bảo hộ kiểu dáng tương tự như bảo hộ quyền tác giả cũng được áp dụng cho các kiểu dáng không đăng ký.

Luật gia Bùi Thị Phượng - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật gia Bùi Thị Phượng - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Ba là quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp

(i) Kiểu dáng công nghiệp trao cho chủ sở hữu độc quyền ngăn cấm việc sao chép hoặc bắt chước trái phép của bên thứ ba; (ii) Quyền của chủ sở hữu bao gồm quyền ngăn cấm người khác sản xuất, chào bán, đưa ra thị trường, nhập khẩu, xuất khẩu, sử dụng, bán hoặc lưu kho sản phẩm chứa kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nhằm các mục đích này.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Bùi Thị Phượng - Công ty Luật TNHH Everest

Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật sở hữu trí tuệ được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: [email protected].