Tài sản chung vợ chồng được xác định theo Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
Hỏi: Năm 1999, tôi kết hôn. Năm 2000, chồng tôi được cơ quan tạm cấp cho 1 mảnh đất để làm nhà ở. cuối năm 2000, chúng tôi làm nhà. Năm 2008-2009, Bộ về đo đạc đất rồi cấp quyết định chính thức để chúng tôi làm sổ đỏ. Năm 2010, chồng tôi bị kỷ luật buộc thôi việc. Chúng tôi vẫn chưa làm sổ đỏ. Nay chồng tôi đã giả mạo chữ ký của tôi chuyển nhượng cho người tình (ngày viết chuyển nhượng được ghi vào năm 2002). Người tình của chồng đã làm sổ đỏ theo dự án vlap vào tháng 9-2014 và lại tiếp tục sang sổ đỏ cho 1 người khác vào tháng 2.2015. Tháng 4. 2015 tôi mới phát hiện ra vì lâu nay ngôi nhà đó chồng tôi cho thuê. Vậy tôi có quyền được sở hữu mảnh đất và ngôi nhà trên không? Tôi có quyền đòi lại ngôi nhà trên không? (Thái Hòa - Hà Nội)
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Nguyễn Thanh Thu - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình Công ty Luật TNHH Everest trả lời:
Mảnh đất và căn nhà được coi là tài sản chung của hai vợ chồng, bạn và chồng đều có quyền sử dụng, sở hữu ngang nhau với mảnh đất và căn nhà đó. Khi chuyển nhượng bất động sản phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng theo quy định tại Khoản 2 Điều 35 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:a) Bất động sản;b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình"
Tuy nhiên, người chồng lại tiến hành chuyển nhượng đất không được sự đồng ý của bạn nên giao dịch này là vô hiệu. Hiện tại để đòi lại bất động sản, bạn cần gửi đơn khởi tại Tòa án nhân dân huyện nơi có bất động sản. Lúc này Tòa xem xét sẽ thấy giao dịch của chồng bạn là trái quy định pháp luật và tuyên bố giao dịch chuyển nhượng của chồng bạn là vô hiệu.
Tuy nhiên, bất động sản được chuyển giao từ giao dịch dân sự vô hiệu của chồng bạn lại tiếp tục được chuyển giao cho người thứ ba, thì giao dịch với người thứ ba vô hiệu theo quy định tại Khoản 2 Điều 138 Bộ luật dân sự 2005:
"2. Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa".
Khi giao dịch vô hiệu thì sẽ được xử lý theo quy định tại Điều 137 Bộ luật dân sự 2005:
"1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường".
Căn cứ vào quy định trên, người đang sở hữu căn nhà và mảnh đất phải trả lại quyền sở hữu cho bạn. Bên nào nhận tiền chuyển nhượng thì trả lại cho bên mua.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận