Hợp đồng mượn tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền,
Hỏi: Tôi có người dì vì mắc nợ nên đã mượn mẹ tôi số tiền 100.000.000đ, hàng tháng đưa tiền lãi luôn vốn là 150.000đ, nhưng có tháng đưa có tháng không. Bây giờ có ý định không muốn trả tiếp số tiền còn lại, tôi có thể thưa ra tòa không? Và hình thức phạt là như thế nào? Tôi có lấy lại được tiền không? (Trần Hùng - Hà Nội)
Điều 512 Bộ luật Dân sự quy định:
"Điều 512. Hợp đồng mượn tài sản
Hợp đồng mượn tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, còn bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được".
Điều 517 Bộ luật Dân sự quy định:
"Điều 517. Quyền của bên cho mượn tài sản
Bên cho mượn tài sản có các quyền sau đây:
1. Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thoả thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý;
2. Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thoả thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn;
3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do người mượn gây ra".
Như vậy, theo quy định thì mẹ bạn có thể thỏa thuận với người dì đó, yêu cầu dì trả lại tiền cho mình. Nếu việc thỏa thuận không thành thì mẹ bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu kiện người đó. Sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử Tòa án sẽ quyết định buộc người dì đó trả lại tiền cho mẹ bạn. Nếu Tòa án đã ra quyết định về thời hạn trả tiền mà người gì đó vẫn chưa trả lại tiền cho mẹ bạn thì mẹ bạn có quyền tố cáo người dì đó tới cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật tố tụng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận