ợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng vật mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Hỏi: Sự việc liên quan đến vấn đề trả góp tiền điện thoại, em trai của tôi đứng tên giùm một người bạn giúp mua 1 cái Galaxy Tab, thời gian trả đã kéo dài gần 1 năm, còn khoảng 2 tháng cuối thì đột nhiên người bạn đó không chịu trả tiền nữa. Dịch vụ khách hàng bên công ty đó gọi cho tôi nhờ nhắc nhở sớm đem tiền lên trả phần còn lại, khoảng 1 triệu 2 trăm. Em trai tôi quá xem nhẹ sự việc, nghĩ đơn giản là ai là người mua thì người đó phải trả tiền, trong khi mọi giấy tờ đều do em trai tôi đứng tên. Em trai tôi chọn cách im lặng khi bên trả góp gọi đến, và cố gắng nói người bạn suy nghĩ lai, sớm đóng tiền. Đề nghị luật sư tư vấn, nếu em trai tôi không trả tiền nợ thì Em lo lắng và thắc mắc nếu hiện tại số tiền nợ vẫn không được trả, vậy em trai em có phải bị ra tòa không? Nếu ra tòa thì có thể đẩy hết trách nhiệm cho người bạn kia được không? Còn về do không thực hiện đúng hợp đồng trả góp thì sẽ bị phạt như thế nào? Phạt tiền bao nhiêu? (Quốc Hùng - Nghệ An)
Luật gia Nguyễn Hồng Ngọc - Tổ tư vấn pháp luật dân sự của Công ty Luật TNHH Everest trả lời:
Liên quan đến vấn đề của anh/chị, chúng tôi xin trích dẫn những Điều 461 Bộ luật Dân sự 2005: "Mua trả chậm, trả dần: 1. Các bên có thể thoả thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận vật mua; bên bán được bảo lưu quyền sở hữu của mình đối với vật bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thoả thuận khác. 2. Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng vật mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thoả thuận khác".
Khi mua điện thoại trả góp, những người đứng tên hộ thường sai lầm cho rằng người nào sở hữu chiếc điện thoại thì người đó mới phải chịu trách nhiệm khoản vay, còn họ chỉ là người cho mượn giấy tờ nên không liên quan gì. Quan niệm sai lầm này đã khiến cho nhiều người phải chịu một khoản nợ. Căn cứ vào Điều 122, Bộ luật Dân sự 2005, giao dịch này (mua điện thoại trả góp) thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực bao gồm tự nguyện, không vi phạm điều cấm và không trái đạo đức xã hội. Do đó khi xác lập sẽ ràng buộc người đứng ra ký kết với các quyền và nghĩa vụ mà hợp đồng ghi nhận. Thậm chí, trong trường hợp người đứng ra ký tên bị lừa dối đẫn đến hành vi nhầm lẫn về tính chất của giao dịch thì cũng rất khó chứng minh để yêu cầu tuyên bố giao dịch trên là vô hiệu theo Điều 132, Bộ luật Dân sự 2005. Trong khi đó người đi mượn giấy tờ, nhờ đứng tên hộ thì lại không hề xác lập bất cứ mối quan hệ nào với công ty bán điện thoại. Như vậy trong trường hợp xấu, mà bên công ty đó kiện em trai anh/chị ra tòa thì trách nhiệm thuộc về em trai anh/chị do em trai anh/chị đứng tên trên hợp đồng mua trả góp điện thoại chứ không thể đầy trách nhiệm cho bạn của em trai trai bạn, thêm vào đó không có chứng cứ chứng minh giữa em trai anh/chị và người bạn kia có một thỏa thuận gì về việc đứng tên hộ để mua điện thoại trả góp. Và trường hợp không thực hiện đúng hợp đồng thì em của anh/chị sẽ bị phạt, mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận theo vào Điều 422, Bộ luật Dân sự 2005.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, hoặc E-mail:
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý vị đọc bài này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sử đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng ở mọi thời điểm.
Bình luận