-->

Không đặt in hóa đơn được do không có hợp đồng thuê trụ sở, xử lý thế nào?

Nếu công ty bạn không có trụ sở thì công ty bạn có thể bị phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 theo quy định tại điều 45 Nghị định 155/2013/NĐ-CP.

Hỏi: Công ty em là công ty Cổ phần thành lập từ 03/2015, trụ sở của Công ty em là của 1 người quen của 1 trong các cổ đông. Hiện tại chúng em đang làm hồ sơ xin đặt in hóa đơn, nhưng gặp phải khó khăn là bên em không có hợp đồng thuê trụ sở công ty hay giấy tờ hợp pháp của chủ nhà. Bởi vì chủ nhà đã sang Ba Lan từ nhiều năm trước, và để có giấy tờ của họ là điều rất khó khăn. Bên Chị cục thuế có hướng dẫn chúng em làm HĐ thuê nhà và phải kèm theo tối thiểu là CMT của chủ nhà. Vậy anh/chị cho em hỏi là em có cách nào để không cần thông tin của chủ nhà mà vẫn xin in hóa đơn được không? (Vũ Hải Hà - Hà Nội).

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Hoài Thương - Tổ tư vấn pháp luật kế toán - thuế của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

Khoản 7 điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:

"7. Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh."

Khoản 2 Điều 30 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định:

"Điều 30. Kiểm tra việc in, phát hành, quản lý, sử dụng hóa đơn.2. Kiểm tra hóa đơn tại trụ sở của tổ chức, hộ, cá nhân sử dụng hóa đơn. a) Trường hợp tổ chức, hộ, cá nhân không giải trình hoặc giải trình không thỏa đáng, cơ quan thuế ban hành quyết định kiểm tra hóa đơn tại trụ sở của tổ chức, cá nhân. b) Nội dung kiểm tra hóa đơn được quy định cụ thể trong quyết định kiểm tra tại trụ sở hoặc điểm bán hàng của đơn vị gồm: căn cứ pháp lý để kiểm tra; đối tượng kiểm tra; nội dung, phạm vi kiểm tra; thời gian tiến hành kiểm tra; trưởng đoàn kiểm tra và các thành viên của đoàn kiểm tra; quyền hạn và trách nhiệm của đoàn kiểm tra và đối tượng kiểm tra. c) Thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, hộ, cá nhân ra quyết định kiểm tra và chịu trách nhiệm về quyết định kiểm tra. d) Chậm nhất là năm (05) ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định, quyết định kiểm tra hóa đơn tại trụ sở của tổ chức, hộ, cá nhân phải được gửi cho tổ chức, hộ, cá nhân. Trong thời gian ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định kiểm tra hóa đơn hoặc trước thời điểm tiến hành kiểm tra hóa đơn tại trụ sở tổ chức, hộ, cá nhân, nếu tổ chức, hộ, cá nhân chứng minh được việc lập, phát hành, sử dụng hóa đơn đúng quy định thì Thủ trưởng cơ quan thuế ra quyết định bãi bỏ quyết định kiểm tra hóa đơn. đ) Việc kiểm tra phải được tiến hành trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế ban hành quyết định kiểm tra. Trường hợp khi nhận được quyết định kiểm tra hóa đơn, tổ chức, hộ, cá nhân đề nghị hoãn thời gian tiến hành kiểm tra thì phải có văn bản gửi cơ quan thuế nêu rõ lý do và thời gian hoãn để cơ quan thuế xem xét quyết định. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hoãn thời gian kiểm tra, cơ quan thuế thông báo cho tổ chức, hộ, cá nhân biết về việc chấp nhận hay không chấp nhận về việc hoãn thời gian kiểm tra. Thời gian kiểm tra hóa đơn tại trụ sở, cửa hàng của tổ chức, hộ, cá nhân không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày bắt đầu kiểm tra. Trong trường hợp cần thiết Thủ trưởng cơ quan thuế có thể gia hạn thời gian kiểm tra một lần, thời gian gia hạn không quá năm (05) ngày làm việc. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, đoàn kiểm tra phải lập Biên bản kiểm tra. Tổ chức, hộ, cá nhân bị kiểm tra được quyền nhận biên bản kiểm tra hóa đơn, yêu cầu giải thích nội dung Biên bản kiểm tra và bảo lưu ý kiến trong Biên bản kiểm tra (nếu có). e) Xử lý kết quả kiểm tra. Chậm nhất năm (05) ngày làm việc kể từ ngày ký Biên bản kiểm tra với tổ chức, cá nhân bị kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo người ra quyết định kiểm tra về kết quả kiểm tra. Trường hợp phát sinh hành vi vi phạm phải xử phạt vi phạm hành chính thì trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày ký biên bản, Thủ trưởng cơ quan thuế phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Tổ chức, hộ, cá nhân bị kiểm tra có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử lý kết quả kiểm tra . Trường hợp qua kiểm tra phát hiện hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng hóa đơn dẫn đến phải xử lý về thuế thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà cơ quan thuế ban hành quyết định kiểm tra, thanh tra về thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế, Luật Thanh tra và quy trình kiểm tra, thanh tra về thuế."

Như vậy, công ty bạn bắt buộc phải có trụ sở thì công ty bạn mới in hóa đơn được. Nếu công ty bạn không có trụ sở thì công ty bạn có thể bị phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 theo quy định tại điều 45 Nghị định 155/2013/NĐ-CP.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật kế toán - thuế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.