Không cứu giúp người có phạm tội không?

Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Hỏi: Vừa rồi tôi đi trên đường cao tốc về nhà, đến đoạn đường vắng thì thấy một người bị tai nạn, nằm ra đường. Do phải về nhà gấp nên tôi không dừng lại giúp người đó. Đến chiều hôm đó tôi được biết người đó đã chết do bị mất quá nhiều máu (đoạn đường tai nạn gần nhà tôi). Tôi không biết là tôi có phạm tội khi không giúp người đó không? Mong luật sư tư vấn giúp tôi! (N.Đ.H)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Lê Thị Hoàng -Công ty LuậtTNHH Everest - trả lời:

Chúng tôi trích dẫn Điều 102Bộ Luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)để anh (chị) tham khảo, như sau:

- Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng:
“1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”

Như vậy, đối chiếu với quy định viện dẫn ở trên, anh (chị) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng do anh (chị) có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến người đó chết. Tùy vào mức độ và tính chất của hành vi mà anh (chị) có thể bị phạt cảnh cáo hoặc cải tạo không giam giữ, hoặc phạt tù đến năm năm.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luậthình sựmà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.