Công ty Luật TNHH Everest tư vấn trường hợp khi doanh nghiệp khác sử dụng logo đã được đăng ký bản quyền của mình.
Hỏi: Hiện là chuyên viên pháp lý của một công ty trách nhiệm hữu hạn. Công ty em đã đăng ký bản quyền logo công ty tại Việt Nam, nhưng hiện tại đã có một doanh nghiệp khác sử dụng logo của em trên website của họ. Vậy hiện giờ, anh/chị có thể giúp em giải quyết vấn đề này được không? (Đức Trí - Hà Nội)
Luật gia Lê Thị Hồng Sơn - Tổ tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo điều 201 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định vềGiám định về sở hữu trí tuệ như sau:
"1.Giám định về sở hữu trí tuệ là việc tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này sử dụng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn để đánh giá, kết luận về những vấn đề có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.
Do đó trước khi xử lý vi phạm thì công ty bạn cần nên giấm định về sở hữu trí tuệ là bước nên làm đầu tiên.Tài liệu cần thiết cho việc giám định gồm:
- Tờ khai theo mẫu
- Giấy ủy quyền
- Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có xác nhận của cục sở hữu tri tuệ.
- Tài liệu chứng minh hành vi xâm phạm củabên vi phạm bị nghi ngờ
Sau đó khi có kết quả giám định thì bạn có thể làm đơn khởi kiện tới cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bảo vệ quyền lợi của công ty. Khi làm đơn khởi kiện thì bạn cần cung cấp các tài liệu sau cho cơ quan tòa án theo quy định tại điều 203 luật sở hữu trí tuệ quy định như sau:
"Điều 203. Quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự
1. Nguyên đơn và bị đơn trong vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có quyền và nghĩa vụ chứng minh theo quy định tại Điều 79 của Bộ luật tố tụng dân sự và theo quy định tại Điều này.
2. Nguyên đơn chứng minh mình là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ bằng một trong các chứng cứ sau đây:
a) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan, văn bằng bảo hộ; bản trích lục Sổ đăng k?ý quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan, Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, Sổ đăng k?ý quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ;
b) Chứng cứ cần thiết để chứng minh căn cứ phát sinh quyền tác giả, quyền liên quan trong trường hợp không có Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan; chứng cứ cần thiết để chứng minh quyền đối với bí mật kinh doanh, tên thương mại, nhãn hiệu nổi tiếng;
c) Bản sao hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong trường hợp quyền sử dụng được chuyển giao theo hợp đồng.
3. Nguyên đơn phải cung cấp các chứng cứ về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh".
Như vậy khi bạn phát hiện ra một doanh nghiệp khác có sử dụng logo của công ty bạn trên website của họ thì bạn cần đi làm thủ tục yêu cầu giám định sau khi có kết quả giám định thì bạn làm đơn khởi kiện yêu cầucơ quan có thẩm quyền giải quyết và bạn cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng cứ chứng minh doanh nghiệp kiacó hành vi xâm phạm logo đã đăng ký bản quyền của công ty bạn thì cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết cho ban theo quy định của pháp luật.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận