Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
Hỏi: Cháu đang rất muốn tìm hiểu về vấn đề cầm cố (Khái niệm, nội dung, mục đích và hậu quả pháp lý). Cháu rất mong Luật sư có thể giúp cháu giải đáp thắc mắc này? (Đỗ Vũ Hà - Hà Nội).
Luật gia Nguyễn Thị Hoài Thương - Tổ tư vấn pháp luật hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:
Đối với quy định của pháp luật về cầm cố tài sản, bạn tham khảo thêm tại BLDSPhần thứ ba: Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự, Chương XVII: Những quy định chung, Mục 5: Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, phần II-Cầm cố tài sản.
1. Mục đích.
Cầm cố tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ với bên có quyền. Khi lựa chọn biện pháp cầm cố tài sản, bên có nghĩa vụ với mục đích đảm bảo với bên có quyền rằng bản thân mình chắc chắn thực hiện nghĩa vụ đó, nếu không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ, bên có quyền sẽ sử dụng những biện pháp được pháp luật quy định nhằm xử lý tài sản cầm cố thay cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ. Ngược lại, đối với bên có quyền, lựa chọn biện pháp cầm cố tài sản là để đảm bảo rằng quyền của mình sẽ được bảo đảm bằng hành vi hoặc bằng tài sản của bên có nghĩa vụ. Để hiểu rõ hơn về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự cầm cố tài sản, những nội dung dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ.
2. Khái niệm.
Điều 326 Bộ luật Dân sự 2005 đưa ra định nghĩa về cầm cố tài sản như sau: “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”.
Dựa vào định nghĩa trên, ta có thể chỉ ra một số đặc điểm của biện pháp bảo đảm cầm cố tài sản, qua đó cũng cho thấy sự khác biệt của cầm cố tài sản với những biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự khác:
Thứ nhất, quan hệ cầm cố đòi hỏi phải có sự chuyển giao tài sản bảo đảm từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố quản lý trong thời hạn của hợp đồng cầm cố. Như vậy, những tài sản là vật hữu hình sẽ là đối tượng của cầm cố. Còn những tài sản tồn tại dưới dạng quyền hay những tài sản sẽ hình thành trong tương lai thì sao? Quyền tài sản hay tài sản hình thành trong tương lai phải có các giấy tờ pháp lý cụ thể để xác định quyền sở hữu của bên bảo đảm và chắc chắn nó sẽ hình thành trong tương lai sẽ trở thành đối tượng của các giao dịch bảo đảm. Do vậy, các bên có thể lựa chọn các loại tài sản này là đối tượng của biện pháp cầm cố bằng cách khi giao kết hợp đồng sẽ chuyển giao các giấy tờ liên quan và khi tài sản hình thành hay quyền tài sản được thanh toán sẽ yêu cầu bên cầm cố chuyển giao bản thân những tài sản đó cho bên nhận cầm cố.
Khi tài sản đc chuyển giao, bên nhận cầm cố sẽ giữ tài sản đó hoặc ủy quyền cho người thứ ba giữ tài sản; trường hơp ủy quyền cho người thứ ba thì bên nhận cầm cố vẫn phải chịu trách nhiệm chính trước bên cầm cố về những thiệt hại gây ra cho tài sản cầm cố.
Thứ hai, hợp đồng cầm cố là hợp đồng thực tế. Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản đó cho bên nhận cầm cố. Do vậy, biên bản bàn giao tài sản hay việc ký kết nhận tài sản bảo đảm là căn cứ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ cầm cố.
Thứ ba, quan hệ cầm cố là 1 hình thức phát triển của quan hệ cầm cố mang tính chất chuyên nghiệp dưới dạng là 1 dịch vụ kinh doanh tiền tệ có biện pháp bảo đảm là cầm cố - được gọi là cầm đồ. Bên nhận cầm đồ phải là chủ thể có đăng kí kinh doanh dịch vụ cầm đồ, phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lãi suất cho vay, bảo quản và xử lý tài sản cầm đồ…
3. Nội dung
Nội dung của quan hệ cầm cố tài sản bao gồm các quy định về:
3.1: Hình thức cầm cố tài sản;
3.2: Hiệu lực của cầm cố tài sản;
3.3: Thời hạn cầm cố tài sản;
3.4: Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ cầm cố tài sản
3.5: Hủy bỏ việc cầm cố tài sản;
3.6: Xử lý tài sản cầm cố và thanh toán tiền bán tài sản;
3.7: Trường hợp cầm cố nhiều tài sản;
3.8: Chấm dứt cầm cố tài sản; Trả lại tài sản cầm cố
3.9: Thay đổi biện pháp bảo đảm khác.
Những nội dung trên được quy định trong BLDS năm 2005, từ Điều 327 đến Điều 339. Dưới đây, chúng tôi làm rõ cho bạn nội dung quan trọng:
+ Xử lý tài sản cầm cố và chấm dứt quan hệ cầm cố tài sản:
- Các trường hợp xử lý tài sản cầm cố:
+ Đến hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự được bảo đảm mà bên cầm cố không thực hiện hoặc thực hiện không đúng không đầy đủ nghĩa vụ;
+ Bên cầm cố phải thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của PL;
+ PL quy định tài sản cầm cố phải đc xử lý để bên cầm có thực hiện nghĩa vụ khác.
- Phương thức xử lý:
+ Phương thức xử lý tài sản cầm cố trước hết là căn cứ vào sự thỏa thuận của các chủ thể như: bán, bên nhận cầm cố nhận chính tài sản đó để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên cầm cố, bên nhận cầm cố nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người từ người thứ 3 trong trường hợp cầm cố quyền đòi nợ, các quyền yêu cầu khác phát sinh từ hợp đồng…
+ Nếu các bên không có thỏa thuân thì tài sản cầm cố đc bán đấu giá theo quy định của PL.
- Thanh toán tiền bán tài sản cầm cố: tiền bán tài sản cầm cố đc thanh toán bao gồm các khoản theo thứ tự sau:
+ Chi phí bảo quản, bán tài sản và các chi phí cần thiết khác có liên quan;
+ Nếu nghĩa vụ là 1 khoản vay thì sẽ thanh toán tiền gốc, lãi, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại nếu có;
+ Nếu tiền bán tài sản còn thừa thì phải hoàn lại cho bên cầm cố;
+ Nếu tiền bán không đủ để thanh toán thì bên cầm cố phải trả tiếp tiền còn thiếu đó.
- Chấm dứt quan hệ cầm cố: quan hệ cầm cố chấm dứt trong những trường hợp sau:
+ Nghĩa vụ đc bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt;
+ Việc cầm cố đc hủy bỏ hoặc đc thay thế bằng 1 biện pháp bảo đảm khác;
+ Tài sản cầm cố đã được xử lý;
+ Theo thỏa thuận của các bên.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hợp đồng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận