Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, còn bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển
Hỏi: Em có nhận được 1 thùng sữa 12 hộp do người thân ở nước ngoài gửi về, khi giao sữa thì mẹ em nhận không có kiểm tra tại chổ (nhưng nhân viên giao hàng vẫn biết là sữa bị đổ ra ngoài). Về nhà khui ra thì 2 hộp bung hoàn toàn cả nắp thiếc bên trong, sũa đổ ra ngoài vón cục, 3 hộp bung 1 phần của đít lon. Em có gọi điện cho anh giao hàng thì ảnh cho em số điện thoại công ty và nói sẽ báo cáo lại. Hôm sau em gọi công ty thì được nghe trả lời là khách hàng không kiểm tra nên không giải quyết. Em rất bức xúc vì mẹ em 76 tuổi lúc đó đang ẳm cháu nhỏ nên mẹ cũng không khui ra được. Em đã nhận sữa nhiều lần mà đâu khi nào bị như thế nên cũng không đề phòng.cho em hỏi, em như vậy có được công ty vận chuyển bồi thường không? (Thế Dũng - Hà Nội)
Điều 535 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về hợp đồng vận chuyển tài sản như sau:
"Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, còn bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển".
Điều 545 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về bên nhận tài sản có các quyền như sau:
"1.Kiểm tra số lượng, chất lượng tài sản được vận chuyển đến;
2.Nhận tài sản được vận chuyển đến;
3.Yêu cầu bên vận chuyển thanh toán chi phí hợp lý phát sinh do phải chờ nhận tài sản, nếu bên vận chuyển chậm giao;
4.Trực tiếp yêu cầu hoặc báo để bên thuê vận chuyển yêu cầu bên vận chuyển bồi thường thiệt hại do tài sản bị mất mát, hư hỏng".
Đồng thời, về nghĩa vụ của bên vận chuyển được quy định tại Điều 539 BLDS thì bên vận chuyển phải có nghĩa vụ "bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển trong trường hợp bên vận chuyển để mất mát, hư hỏng tài sản do lỗi của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Như vậy, theo quy định này thì bên vận chuyển có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại nếu bên vận chuyển để mất mát, hư hỏng tài sản do lỗi của mình. Tuy nhiên, trong trường hợp này của bạn vì khi nhận hàng bạn không kiểm tra số lượng, chất lượng tài sản được nhận mà sau khi ký vào các giấy biên nhận, giao nhận hàng rồi bạn mới có ý kiến về việc tài sản bị mất mát, hư hỏng. Vì vậy việc yêu cầu bồi thường cũng trở nên khó khăn do rất khó để chứng minh lỗi của bên vận chuyển ở đây.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật Hành chính mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật Hành chính mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm
Bình luận