Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản.
Hỏi: Tôi ký với ngân hàng hợp đồng thế chấp QSDĐ và tài sản gắn liền với đất. Hợp đồng được đăng ký giao dịch đảm bảo và có công chứng. Nhưng đây là GCNQSDĐ của hộ gia đình mà chỉ có tôi và vợ tôi ký, các thành viên khác không tham gia ký hợp đồng. Vậy nay tôi muốn khởi kiện để tuyên văn bản công chứng vô hiệu có được không ạ. Và khi văn bản công chứng vô hiệu thì hợp đồng thế chấp đã ký trước đó có bị vô hiệu không? (Vũ Hải Nam - Hà Nội).
Luật gia Vương Tùng Nam - Tổ tư vấn pháp luật Hợp đồng Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:
Theo như thông tinanhcung cấp thì GCNQSDĐ cấp cho hộ gia đìnhanhchứ không phải cấp cho cá nhân hoặc một số cá nhân (bạn và vợ anh). Do vậy, khi đem thế chấp mảnh đất cần phải có sự đồng ý của các đồng sở hữu tài sản. Tức là ở đây cần phải có sự đồng ý của cả các thành viên khác về việc thế chấp tài sản.
Tại Điều 715 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất như sau: “ Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên sử dụng đất (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Bên thế chấp được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn thế chấp.”
Theo đó, hợp đồng thế chấp đất đai buộc phải công chứng, chứng thực. Căn cứ theo quy định tại Điều 167 Luật đất đai 2013 - Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất: “3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau: a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này; d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.”
Căn cứ vào các quy định trên, khi có tranh chấp tại tòa, tòa sẽ tuyên hợp đồng thế chấp trên vô hiệu do không đúng theo quy định của pháp luật. Khi hợp đồng vô hiệu, hai bên sẽ hoàn trả lại nhau những gì đã nhận. Điều 137 Bộ luật dân sự 2005 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu: “2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.”
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hợp đồng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận