Trong quá trình hoạt động Công ty TNHH một thành viên có thể chuyển đổi thành Công ty cổ phần để phù hợp với nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.
Hỏi: Tôi là chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên.Tôi đang có ý định chuyển nhượng một phần vốn góp của tôi sang cho hai người bạn đề chuyển đổi thành công ty cổ phần. Cho hỏi, hồ sơ, thủ tục thực hiện việc chuyển đồi nay là như thế nào? Tôi xin cảm ơn! (Hồng Ninh - Hải Dương)
Luật gia Nguyễn Thị Nhung - Tổ tư vấn pháp luật doanh
nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng quy mô kinh doanh, huy động đa dạng nguồn vốn thì loại hình Công ty Cổ phần có lợi thế hơn cả. Trong quá trình hoạt động Công ty TNHH một thành viên có thể chuyển đổi thành Công ty cổ phần để phù hợp với nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.
Phương thức chuyển đổi
Chuyển nhượng một phần vốn góp cho tối thiểu 2 cá nhân hoặc tổ chức khác trở lên và sau đó chuyển đổi thành công ty cổ phần;
Phương thức này dễ dàng thực hiện, đơn giản hóa về mặt thủ tục hành chính và không làm thay đổi vốn điều lệ của công ty.
Trình tự thực hiện chuyển đổi theo phương thức chuyển nhượng phần vốn góp
– Bước 1: Chủ sở hữu Công ty TNHH 1 thành viên ra quyết định về việc chuyển nhượng vốn; Thành viên nhận chuyển nhượng quyết định việc nhận chuyển nhượng vốn;
– Bước 2: Các Bên ký kết hợp đồng chuyển nhượng vốn và hoàn tất việc thanh toán tiền chuyển nhượng vốn;
– Bước 3: Lập hồ sơ theo quy định về việc chuyển đổi thành Công ty cổ phần . Các Cổ đông thỏa thuận về việc xây dựng Điều lệ Công ty cổ phần
– Bước 4: Nộp hồ sơ và đăng ký chuyển đổi Doanh nghiệp tại Sở kế hoạch Đầu tư nơi Công ty TNHH 1 thành viên đặt trụ sở;
– Bước 5: Khắc và công bố mẫu dấu của Công ty chuyển đổi;
– Bước 6: Công ty thực hiện đăng bố cáo theo quy định của pháp luật.
Thành phần hồ sơ
- Danh sách cổ đông;
- Điều lệ Công ty chuyển đổi;
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau:
- Cá nhân: Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu còn hiệu lực;
- Tổ chức: giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư;
- Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng;
- Quyết định của chủ sở hữu về việc chuyển đổi công ty.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận