Hiệu lực quốc tế của bảo hộ quyền tác giả

Khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuê năm 2005 ( sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Quyền tác giả không chỉ được bảo hộ ở trong nước, mà sau khi đăng ký, quyền này được bảo hộ ở rất nhiều nước, là một trong những quyền sở hữu trí tuệ điển hình được Việt Nam và quốc tế thừa nhận. Ở Việt Nam, bảo hộ quyền tác giả không phụ thuộc vào các thủ tục hành chính, ở đây là thủ tục đăng ký bản quyền tác giả. Mà quyền tác giả được bảo hộ ngay khi tác phẩm được định hình dưới một dạng vật chất nhất định. Là quyền được quốc tế thừa nhận, vậy bảo hộ quyền tác giả có hiệu lực quốc tế không?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 qua tổng đài: 19006198
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 qua tổng đài: 19006198


Theo Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật (Đạo luật Paris, ngày 24 tháng 07 năm 1971 Sửa đổi ngày 28 tháng 09 năm 1979) thì tác phẩm văn học và nghệ thuật được bảo hộ mà không cần thủ tục đăng ký tại các quốc gia thành viên.

Cụ thể, Điều 3 Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật quy định như sau:

Công ước này bảo hộ:

a. Tác phẩm của các tác giả là công dân của một trong những nước là thành viên của Liên hiệp dù những các tác phẩm của họ đã công bố hay chưa;

b. Tác phẩm của các tác giả không phải là công dân của một trong những nước là thành viên của Liên hiệp mà công bố lần đầu tiên ở một trong những nước thành viên của Liên hiệp, hay đồng thời công bố ở một nước trong và một nước ngoài Liên hiệp”.

Theo đó, quyền tác giả được bảo hộ ngay từ khi tồn tại dưới một dạng vật chất nhất định mà không phụ thuộc vào việc đã được công bố hay chưa. Tuy nhiên, hiệu lực của bảo hộ quyền tác giả này chỉ áp dụng trong phạm vi các nước là thành viên của Công ước Berne, ngoài ra còn được áp dụng trong trường hợp giữa các quốc gia có ký kết với nhau điều ước quốc tế về vấn đề này.

Như vậy, bảo hộ quyền tác giả có hiệu lực trong phạm vi các nước tham gia Công ước berne hoặc giữa các nước có ký kết điều ước quốc tế về vấn đề này.

Trên thực tế, ở một số quốc gia nhất định, trong đó có Việt Nam, việc đăng ký quyền tác giả sẽ tạo ra một số lợi thế khi chứng minh quyền tác giả trong các vụ án tranh chấp liên quan đến quyền tác giả và hưởng một số quyền tác giả được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Do vậy, nếu có điều kiện, tác giả, chủ sở hữu tác phẩm văn học, nghệ thuật nên thực hiện thủ tục đăng ký quyền tác giả để được hưởng những lợi ích mà việc đăng ký mang lại, cụ thể là chứng minh quyền tác giả, hưởng các quyền tác giả một cách trọn vẹn và được bảo hộ quyền tác giả trong phạm vi quốc tế.

Luật gia Lê Hồng Sơn - Phòng Sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài 1900 6198,tổng hợp

Khuyến nghị:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại, mà chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học, hoặc phổ biến kiến thức pháp luật;
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi đây có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected], [email protected]