Nếu có căn cứ cho rằng bằng lái xe của anh là bằng lái xe giả phải thu hồi, hủy bỏ và xử phạt hành chính thì người có thẩm quyền có quyền tạm giữ bằng lái xe của anh để xác minh, làm rõ.
Hỏi: Vào ngày 07/02/2016 em vi phạm giao thông chạy quá tốc độ 46/40km và CSGT đã xử phạt và còn nghi ngờ là bằng lái của em là bằng giả. nên đã ghi vào tờ biên bản là yêu cầu kiểm tra lại bằng của em. Khi CSGT hỏi em thì em trả lời là bằng này em đi thi đàng hoàng (vì một trong hai mắt của em đã bị tai nạn) và họ yêu cầu là phải có hồ sơ gốc để đối chứng. nhưng hồ sơ gốc của em đã bị thất lạc không tìm thấy nữa. và họ hẹn em là ngày 14/02/2016 đến giải quyết và đến ngày hẹn em tới và bảo hồ sơ gốc đã thất lạc và người ta bảo là chờ xác minh.Vậy luật sư cho em hỏi là theo luật thì thời gian xác minh là bao lâu. Và đến thời điểm 15/07/2016 em xuống hỏi thì người ta vẫn còn nói chờ xác minh. Em xin hỏi như vậy thời gian giữ bằng của em lâu như vậy có đúng không với quy định của pháp luật không? Nếu không đúng thì em phải làm như thế nào? (Đức Dư - Thái Bình)
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Ngô Chiến Trung - Tổ tư vấn pháp luật giao thông Công ty Luật TNHH Everest trả lời:
Khoản 2 Điều 75 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt: "Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại Khoản 6, Khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính”.
Vậy, nếu có căn cứ cho rằng bằng lái xe của anh là bằng lái xe giả phải thu hồi, hủy bỏ và xử phạt hành chính thì người có thẩm quyền có quyền tạm giữ bằng lái xe của anh để xác minh, làm rõ.
Về thời gian xác minh, thì pháp luật không quy định thời gian tối đa trong trường hợp này, bởi mỗi một sự việc, một trường hợp cần xác minh là khác nhau. Và vì thế, thời hạn trên là tới khi cơ quan có thẩm quyền xác minh chính xác căn cứ để giải quyết.
Khoản 2 Điều 75 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định: “Khi bị tạm giữ giấy tờ theo quy định tại Khoản 6 Điều 125 của Luật xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ”.
Để tránh việc bị xử phạt hành vi không mang theo giấy phép lái xe, sau mỗi lần hẹn thì anh có thể yêu cầu cơ quan này gia hạn thêm thời hạn hẹn. Nếu trong thời gian hẹn đến giải quyết vụ việc thì khi tham gia giao thông anh sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật giao thông mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận