-->

Giảm vốn điều lệ của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên?

Hoàn trả một phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu

Hỏi: Đối với Công ty TNHH một thành viên, chỉ có 1 cách rút vốn duy nhất là chuyển nhượng, vậy đối với thủ tục giảm vốn điều lệ thì sao, thủ tục giảm vốn điều lệ chỉ là thủ tục hành chính à luật sư, còn số tiền điều lệ giảm xuống chủ sở hữu (tức chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ) không được rút ra sao? Em xin được ví dụ A lập cty và bỏ vốn là 3 tỷ => vốn điều lệ là 3 tỷ. Sau 2 năm + không nợ, A đăng ký thủ tục giảm vốn xuống còn 2 tỷ vậy 1 tỷ giảm đó là về tay A, và nếu có về tay A đó chẳng phải cũng là 1 cách rút vốn phải không? Đề nghị Luật sư tư vấn. (Vũ Dung - Thanh Hóa)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thanh Thu - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp Công ty Luật TNHH Everest trả lời:

Tại điều 44 Nghị định 78/2015/NĐ-CP có quy định về hồ sơ thủ tục giảm vốn điều lệ doanh nghiệp thông báo tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư mà theo quy định tại khoản 1 điều 3 quy định: "Thủ tục hành chính” là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức. Do đó, thủ tục giảm vốn điều lệ là thủ tục hành chính.

Theo quy định tại điều 87 Luật doanh nghiệp 2014:

Điều 87. Thay đổi vốn điều lệ

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thay đổi vốn điều lệ trong các trường hợp sau đây:

"a) Hoàn trả một phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho chủ sở hữu;

b) Vốn điều lệ không được chủ sở hữu thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 74 của Luật này".

Theo quy định trên thì công ty TNHH một thành viên đã hoạt động liên tục trong hơn 2 năm kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi hoàn trả thì có thể giảm vốn điều lệ theo phương thức hoàn trả một phần vốn góp trong vốn điều lệ công ty cho chủ sở hữu.

Ví dụ của bạn: A lập cty và bỏ vốn là 3 tỉ => vốn điều lệ là 3 tỉ Sau 2 năm + không nợ, A đăng ký thủ tục giảm vốn xuống còn 2 tỉ, vậy 1 tỉ giảm đó là về tay A. Đây không gọi là cách rút vốn như bạn nói mà đây là cách giảm vốn điều lệ theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014.

Khoản 5,6 điều 76 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:

"5. Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác thì chủ sở hữu và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.

6. Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty không thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn".

Theo quy định trên thì Chủ sở hữu chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Việc chuyển nhượng vốn góp này không làm thay đổi Vốn điều lệ của Công ty mà chỉ làm thay đổi tỷ lệ vốn góp trong Công ty TNHH một thành viên

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.