Giải quyết viêc chuyển nhượng đất đai

Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai năm 2013.

Hỏi: Năm 2013 tôi có chuyển nhượng cho ông X 9 công đất ruộng tầm 3m2 và 2 công vườn tạp 3m2, só tiền là 240.000.000 với lý do là cho ông X lấy giấy quyền sử dụng đất của tôi vay ngân hàng và mỗi năm ông X cho tôi mướn lại là 40.000.000, nhưng sau đó ông X bán đất lại cho ông T, trong khi đó tôi không hay ông X tự ý bán cho ông T. Khi đó 9 công tầm 3m2 còn đang trong giai đoạn cầm cố cho ông K năm 2010 tôi chưa chuộc lại được giờ tôi phải làm sao? (Băng Hà)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Bảo An- Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest- trả lời:

Điều 326Bộ luật Dân sự 2005quy định về cầm cố tài sản như sau:

"Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự".

Đất đai thuộcsở hữu của toàn dân, do Nhà nước quản lý, người sử dụng đất chỉ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chứ họkhông phải là chủ sở hữu của đất đai mình đang đượcsử dụng. Do đó,việc cầm cố đất đailà không đúng quy định củapháp luật về giao dịch cầm cố.

Điều 167Luật Đất đai 2013quy định về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất như sau:

"1.Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này."

Theo quy định trên, người sử dụngđất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất,Nhà nước không quy định người sử dụng đất có quyềncầm cố quyền sử dụng đất. Như vậy, giao dịch cầm cố quyền sử dụng đấtcủa bácvới ông Klàvô hiệu

Điều 137 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau:

"1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường."

Như vậy, theo quy định của pháp luật, khi giao dịch dân sự của bác và ông K bị tuyên vô hiệu thìbácphải trả lại cho ông K số tiền bác đã nhận khi cầm cố mảnh đất, ông K sẽ trả lại đất cho bác.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.