-->

Giá trị pháp lý của việc cho vay tài sản không có giấy biên nhận

Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản.

Hỏi: Gia đình tôi có cho vay hưởng lãi suất nhưng không cao. Khi vay phải có giấy tờ có giá trị như hộ khẩu, chứng minh thư, giấy tờ xe, sổ đỏ và xe nhưng không có giấy biên nhận. Đề nghị Luật sư tư vấn, làm như vậy có hợp pháp không? (Ngọc Anh - Thanh Hóa)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phùng Thị Huyền - Tổ tư vấn pháp luật dân sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Căn cứ vào Điều 124 Bộ luật dân sự quy định về Hình thức giao dịch dân sự như sau:

"1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản. 2. Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó".

Do trong các quy định về hợp đồng vay không có quy định riêng về hình thức của hợp đồng vay nên hợp đồng vay tuân theo hình thức của giao dịch dân sự nói chung, được xác lập bằng văn bản, bằng lời nói hoặc bằng hành vi. Chúng tôi khuyên anh (chị) nên xác lập hợp đồng vay bằng văn bản.

Ở đây, anh (chị) cần lưu ý, hợp đồng vay không đồng nhất với Giấy biên nhận, giấy biên nhận chỉ được coi là chứng cứ đem ra trước Tòa khi có tranh chấp. Vì vậy, việc không có giấy biên nhận không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của hợp đồng vay. Nếu bạn chỉ mới thiết lập hợp đồng vay qua lời nói và bạn cầm cácgiấy tờ có giá trị như hộ khẩu, chứng minh thư, giấy tờ xe, sổ đỏ và xe của người vay thì hợp đồng vay vẫn có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, để đảm bảo tốt hơn quyền lợi của anh (chị), anh (chị) nên lập hợp đồng vay bằng văn bản và sử dụng các giấy tờ mà anh (chị) đang cầm với ý nghĩa là biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật dân sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.