-->

Đương sự nên thực hiện thủ tục xác định cha, mẹ cho con như thế nào?

Luật sư tư vấn về việc đương sự nên thực hiện thủ tục xác định cha, mẹ cho con...

Hỏi: Cơ quan tôi có 1 Đảng viên độc thân (đã có 2 đời vợ nhưng đã được Tòa xử ly hôn), thời gian qua sống chung với 01 người phụ nữ khác (là CBCC cơ quan khác, cũng đã ly hôn với chồng) và có con với nhau. Lúc người phụ nữ mới mang bầu thì 2 người không qua lại với nhau nữa. Người phụ nữ kia vẫn để cái thai và sinh ra 01 bé trai. HIện nay người phụ nữ này làm đơn tố cáo gửi rất nhiều cơ quan, trong đó có cơ quan tôi để tố cáo người đàn ông kia. Vấn đề này rất khó giải quyết. (Thanh Hồng - Hà Nội)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

Điều5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như sau:
“2. Cấm các hành vi sau đây:a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng”.


Pháp luật hôn nhân và gia đình chỉ nghiêm cấm hành vi chung sống như vợ chồng với người khác trong hai trường hợp quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều 5. Vậy, hành vi chung sống, có quan hệ giữa hai cá nhân trên không vi phạm vào điều cấm của pháp luật.


Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác như truyền thống văn hóa của Việt Nam thì chúng ta không hoan nghênh những hành vi trên. Khi đủ điều kiện kết hôn thì hai bên có quyền tới cơ quan có thẩm quyền để đăng ký kết hôn. Vậy, quan hệ hôn nhân vừa được pháp luật bảo vệ; vừa đảm bảo cho con khi ra đời có cả cha và mẹ.


Đối với trường hợp của anh, theo chúng tôi sẽ không khó khăn khi cả hai bên thuận tình. Nếu thực sự đó là con của Đảng viên trên thì người này nên tự nguyện nhận con để đảm bảo quyền và lợi ích của con sau này. Các bên có thể tới UBND xã, phường, thị trấn nơi chị ta thường trú để làm thủ tục đăng ký khai sinh cho con.


Nếu, cá nhân trên một mực khẳng định đứa trẻ mới sinh ra không phải con của mình, thì có thể yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con theo thủ tục tố tụng dân sự.


Còn cá nhân người mẹ, anh có thể khuyên không nên gửi đơn thư tới nhiều cơ quan như vậy, hành vi này sẽ ảnh hưởng tới quá trình làm việc của các cơ quan này, kể cả có quan của anh (bởi, các cơ quan này không có thẩm quyền giải quyết).


Anh có thể hưởng dẫn chị ta nộp hồ sơ tới Tòa án nhân dân quận, huyện nơi bị đơn sống, làm việc để thụ lí và giải quyết kịp thời.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.