Thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.
Hỏi: Tôi là người bị hại trong vụ án cố ý gây thương tích. Trong phiên tòa sơ thẩm ngày 23 tháng 11 vừa rồi tại tòa bị cáo không chịu bồi thường cho tôi, trong khi gây thương tích 21% cho tôi. Kết thúc phiên tòa, tòa án buộc bị cáo phải bồi thường cho tôi 100 triệu đồng và đi tù hai năm rưỡi. Tôi phải làm sao để lấy được tiền bồi thường trong khi tài sản của bị cáo chỉ có: một chiếc xe máy sirius,một bộ gỗ ngựa. Một tủ lạnh, hai tivi. Còn gia đình bị cáo thì bị cáo làm nghề lái xe reo bên Lào. Tôi nghe nói lái xe đó thu nhập tầm 15 triệu một tháng. Gia đình tôi đã cắm sổ hồng để vay 50 triệu tiền ngân hàng để chửa trị. Nay bị cáo không chịu bồi thường. Xin luật sư chỉ giùm tôi cách buộc bị cáo phải bồi thường cho tôi? (Hồng Trà - Hà Nam)
Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Việcbị cáo không chịu bồi thường cho ban thì theo khoản 1aĐiều 7 Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014
“Điều 7. Quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án
1. Người được thi hành án có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu thi hành án, đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định, áp dụng biện pháp bảo đảm, áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định trong Luật này;
>>Bạn có quyền được yêu cầu cơ quan thi hành án tổ chức thi hành án
Theo Điều 9 thì nhà nướckhuyến khích hai bên đướng sự tự nguyện thỏa thuận thi hành án và người phải thi hành án có điều kiện mà không tự nguyện thi hành án thì sẽ bị cưỡng chế.
Điều9. Tự nguyện và cưỡng chế thi hành án
1. Nhà nước khuyến khích đương sự tự nguyện thi hành án.
2. Người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành thì bị cưỡng chế thi hành án theo quy định của Luật này.
-Về thời hạn tự nguyện thi hành án:theo khoản 1Điều 45Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi năm 2014
Điều 45. Thời hạn tự nguyện thi hành án
1. Thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể ngàyngười phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.
Như vậy là sau10 ngày kể từ ngàyngười phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án. Hết thời hạn này mà người phải thi hành án không thực hiệnthi hành án theo quy định của pháp luật thì bị cưỡng chế thi hành án theo khoản1 Điều 46: "Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế".
Như vậy thì sau 10 ngày kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án mà họ khi tự nguyện thi hành án thì bạn có thể nộp đơn yêu cầu cơquan thi hành án tổ chức thi hành án.Trường hợp bị đơn trong vụ án của bạn có tài sản nhưng không tự nguyện thi hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành án.
- Về trình tự thủ tục yêu cầu thi hành án bạn sẽ tiến hành như sau:
Theo khoản 1,2,3,4 Điều 31 Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014
Điều 31. Tiếp nhận, từ chối yêu cầu thi hành án
1. Đương sự tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng hình thức trực tiếp nộp đơn hoặc trình bày bằng lời nói hoặc gửi đơn qua bưu điện. Người yêu cầu phải nộp bản án, quyết định, tài liệu khác có liên quan.
Ngày yêu cầu thi hành án được tính từ ngày người yêu cầu nộp đơn hoặc trình bày trực tiếp hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
2. Đơn yêu cầu phải có các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người yêu cầu;
b) Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;
c) Tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;
d) Nội dung yêu cầu thi hành án;
đ) Thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, nếu có;
e) Ngày, tháng, năm làm đơn;
g) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm đơn; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân, nếu có.
3. Trường hợp người yêu cầu trực tiếp trình bày bằng lời nói thì cơ quan thi hành án dân sự phải lập biên bản có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, có chữ ký của người lập biên bản; biên bản này có giá trị như đơn yêu cầu.
4. Khi tiếp nhận yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải kiểm tra nội dung yêu cầu và các tài liệu kèm theo, vào sổ nhận yêu cầu thi hành án và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu.
Điều32. Thủ tục gửi đơn yêu cầu thi hành án
1. Người yêu cầu thi hành án tự mình hoặc uỷ quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Nộp đơn hoặc trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án dân sự;
b) Gửi đơn qua bưu điện.
2. Ngày gửi đơn yêu cầu thi hành án được tính từ ngày người yêu cầu thi hành án nộp đơn hoặc trình bày trực tiếp tại cơ quan thi hành án dân sự hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
-Thẩm quyền thi hành án: Căn cứtheo khoản 1a Điều 35 Luật thi hành án dân sự, thẩm quyền thuộc về cơ quan thi hành ándân sự cấp huyện (cơ quan thi hành án cấp huyện thi hànhBản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;) theo khoản 1a Điều 35 Luật thi hành án dân sự.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận