Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Điều 88 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau: Các trường hợp tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất: Tạm dừng sản xuất...
Hỏi: Em làm công ty và ký hợp đồng từ tháng 1/2015-1/2016. Nhưng tới tháng 9/2015 thì công ty không đóng bảo hiểm cho em nữa, vì lý do công ty hoạt động cầm chừng đang thua lỗ. Đến nay em vẫn chưa ký hợp đồng lại. Mỗi tháng công ty vẫn trừ khoảng tiền bằng khoảng tiền đóng bảo hiểm hàng tháng của em, và nói để công ty làm lại ổn định sẽ đóng đầy đủ cả những tháng trước. Do em đang mang thai nên không dám đưa ra lý do, vì sợ công ty sẽ chấm dứt công việc vì chưa ký hợp đồng lại. Cũng không dám xin công ty khác vì sẽ không được nhận. Và vì do công ty bên người quen nên không thể kiện tụng. Em xin hỏi giờ em nên làm gì dưới những cách sau:Cắt bảo hiểm tại công ty và tự đóng bảo hiểm ở ngoài.Giữ bảo hiểm ở công ty và đóng bảo hiểm ở ngoài.Tự bỏ tiền đóng bảo hiểm theo công ty để hưởng chế độ thai sản, nếu em tự đóng như thế thì có được hưởng chế độ thai sản hay không? Em phải đóng bao nhiêu khi mức lương cơ bản là 3.320.000/tháng. (Hoàn Hạ - Vĩnh Phúc)
Từ thông tin bạn cung cấp,căn cứ Điều 16 Nghị định 115/2015/NĐ-CPhướng dẫn chi tiết Luật bảo hiểm xã hội bắt buộc về tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội:“Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Điều 88 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:1. Các trường hợp tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:a) Tạm dừng sản xuất, kinh doanh từ 01 tháng trở lên do gặp khó khăn khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc do khủng hoảng, suy thoái kinh tế hoặc thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế;b) Gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa.2. Điều kiện tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:Người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất khi có một trong các điều kiện sau:a) Không bố trí được việc làm cho người lao động, trong đó số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội phải tạm thời nghỉ việc từ 50% tổng số lao động có mặt trước khi tạm dừng sản xuất, kinh doanh trở lên;b) Bị thiệt hại trên 50% tổng giá trị tài sản do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa gây ra (không kể giá trị tài sản là đất).3. Thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:a) Thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo tháng và không quá 12 tháng. Trong thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, người sử dụng lao động vẫn đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.Người sử dụng lao động và người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí và tử tuất hoặc chấm dứt hợp đồng lao động thực hiện đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng để giải quyết chế độ cho người lao động trong thời gian tạm dừng đóng.b) Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại Điểm a Khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại Khoản 3 Điều 122 của Luật Bảo hiểm xã hội…”
Do thông tin bạn cung cấp chưa rõ ràng nên theo quy định trên, bạn cần xác định rõ công ty của bạn có thuộc các trường hợp được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội hay không?
Đồng thời, nếu thuộc đối tượng được tạm dừng đóng bảo hiểm, doanh nghiệp bạn chỉ được tạm dừng đóng phần bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và quỹ tử tuất (khoản tiền lấy từ lương của người lao động), phần còn lại bao gồm quỹ ốm đau, thai sản, tai nạn nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp doanh nghiệp vẫn bắt buộc phải đóng cho bạn, hơn nữa thời hạn chậm đóng bảo hiểm không vượt quá 12 tháng.
Theo cácthông tin bạn cung cấp, doanh nghiệp không đóng bảo hiểm cho bạn từ tháng 9/2015 như vậy nếu đủ điều kiện được tạm dừng đóng bảo hiểm thì chưa quá thời hạn 12 tháng cho phép.
Trường hợp doanh nghiệp bạn không thuộc đối tượng được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội, không đóng bảo hiểm vào các quỹ bắt buộc đóng như liệt kê ở trên thì đây là hành vi vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, bạn đang mang thai, nếu công ty không đóng các bảo hiểm vào quỹ thai sản,… quyền lợi của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Để đảm bảo quyền lợi cho bản thân, bạn cần xác minh rõ với doanh nghiệp về vấn đề đóng bảo hiểm với các loại quỹ bắt buộc hay chưa. Nếu doanh nghiệp chưa đóng các quỹ bắt buộc cho bạn, bạn nên thỏa thuận để doanh nghiệp đóng bù các quỹ này, đồng thời nên đề nghị doanh nghiệp ký tiếp hợp đồng lao động (các thỏa thuận trên cần được thể hiện rõ ràng bằng văn bản).
Nếu doanh nghiệp không hợp tác, bạn có thể khiếu nại đến Cơ quan bảo hiểm ở địa phương có doanh nghiệp của bạn để họ yêu cầu doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ đóng bảo hiểm cũng như đảm bảo bạn được hưởng chế độ thai sản và các chế độ bảo hiểm khác đúng quy định.
Với trường hợp của bạn, bạn không nên tự đóng bảo hiểm (bảo hiểm xã hội tự nguyện) bởi bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ có chế độ hưu trí và chế độ tử tuất, bạn không được hưởng chế độ thai sản và các chế độ khác như đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc.
* Mức mức đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động với trường hợp của bạn được tính bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất. (trừ vào lương)
Với mức lương 3.320.000 đồng, số tiền bảo hiểm mỗi tháng bạn phải đóng là 8% x 33200000 = 265.600đ
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận