Doanh nghiệp của bạn là doanh nghiệp nhỏ, vừa, hay siêu nhỏ? Bạn có quan tâm đến việc doanh nghiệp có thể nhận được mức trợ cấp như thế nào trong Quỹ trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Chính phủ?
Theo con số thống kê Của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, tính đến thời điểm tháng 01/2017 có hơn 610.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa đang tồn tại. Thế nhưng, các khảo sát cho thấy, không nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa biết đến các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Chính phủ, các gói hỗ trợ vốn của Ngân hàng nhà nước.
Phân loại doanh nghiệp siêu nhỏ - nhỏ - vừa:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, có phân loại quy mô Doanh nghiệp như sau:
Các hình thức trợ giúp mà doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể nhận được
Theo quy định cũng tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể nhận được sự trợ giúp, hỗ trợ dưới các hình thức:
- Trợ giúp tài chính;
- Hỗ trợ về Mặt bằng sản xuất;
- Hỗ trợ về đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật;
- Hỗ trợ trong Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường;
- Hỗ trợ tham gia kế hoạch mua sắm, cung ứng dịch vụ công;
- Hỗ trợ về thông tin và tư vấn pháp luật;
- Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực;
- Chính sách vườn ươm doanh nghiệp (chủ yếu hướng tới đối tượng mới khởi nghiệp – các Startup hiện nay).
Bên cạnh đó, các quy định pháp luật cũng đã ghi nhận sự ưu tiên trong hỗ trợ đối với các doanh nghiệp mà chủ sở hữu là nữ hay có số lao động phần lớn là lao động nữ:
Chương trình trợ giúp Nghị định số 56/2009/NĐ-CP: "Chương trình trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhà nước (gọi tắt là chương trình trợ giúp) là chương trình mục tiêu dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được xây dựng trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, địa bàn và được bố trí trong kế hoạch hàng năm và 5 năm. Ưu tiên chương trình trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ và doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ" (khoản Điều 5).
Trong những phương pháp, hình thức hỗ trợ từ phía cơ quan nhà nước, xét thấy điều mà doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam đang cần hỗ trợ nhiều hơn cả là về mặt thông tin pháp luật. Việc hỗ trợ tư vấn pháp luật của các cơ quan nhà nước rất hạn chế, do tình trạng quá tải và thụ động, vì vậy các doanh nghiệp cần chủ động tìm đến các sự trợ giúp pháp lý trong mọi hoạt động kinh doanh, nhằm tránh được những rủi ro, tận dụng được các chính sách pháp luật kịp thời, cũng như biến pháp luật thành công cụ tích cực để gia tăng sự cạnh tranh, bảo hộ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Luật gia Nguyễn Liên - Tổ tư vấn pháp luật Doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest, tổng hợp.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật Doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận