Điều kiện đăng ký hộ khẩu thường trú ở Hà Nội

Người đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây: Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã; Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Hỏi: Hiện tôi đang là sinh viên năm thứ nhất của một trường đại học tại Hà Nội. Tôi rất quan tâm đến vấn đề đăng ký tạm trú và thường trú tại Hà Nội. Đề nghị luật sư tư vấn: Thủ tục đăng ký hộ khẩu tạm trú ở Hà Nội như thế nào và tôi tạm trú bao lâu mới được đăng ký thường trú ở Hà Nội? (Đào Tài - Nam Định)

x

>>>Luật sư tư vấnpháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 19006198

Luật gia Vũ Khánh Hoàng - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Luật Thủ đô năm 2012 (LTĐ) quy định như sau:

“Các trường hợp không thuộc điểm a khoản này đã tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở; đối với nhà thuê phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho đăng ký thường trú vào nhà thuê.” (điểm b khoản 4 Điều 19)

Luật Cư trú năm 2006, sửa đổi, bổ sung 2013 (LCT) quy định như sau:

“ Thủ tục đăng ký thường trú:
Người đăng ký thường trú tại cơ quan công an sau đây:
a) Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ
tại Công an huyện, quận, thị xã;
b) Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:
a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu;
b) Giấy chuyển hộ khẩu theo quy định tại Điều 28 của Luật này;
c) Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Đối với trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc trung ương phải có thêm tài liện chứng minh thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này.”
(khoản 1, khoản 2 Điều 21)

“Người đến đăng ký tạm trú phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đã đăng ký thường trú; hợp đồng thuê nhà trọ; nộp phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu; trường hợp chỗ ở của bạn hiện tại là do mượn hoặc ở nhờ cá nhân, tổ chức thì phải được người cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản. Ngoài ra, bạn cần phải nộp thêm hai ảnh 3x4 khi thực hiện thủ tục.” (khoản 3 Điều 30)

Như vậy, khi anh thực hiện khai báo đăng ký tạm trú, anh phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 30 LCT. Nếu anh đăng ký trường trú ở ngoại thành Hà Nội thì thủ tục đăng ký được thực hiện theo quy định của khoản 1, khoản 2 điều 21 LCT.

Để được đăng ký thường trú ở khu vực nội thành Hà Nội thì anh phải thỏa mãn điều kiện tại điểm b khoản 4 Điều 19 LTĐ.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hành chính mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.