Theo quy định của Luật Công chứng năm 2014, cá nhân muốn trở thành công chứng viên ở Việt Nam thì phải là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam; tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt; có bằng cử nhân luật;...
Hỏi: Tôi là sinh viên năm 3 của Đại học Luật Hà Nội, tôi muốn sau khi ra trường làm việc ở một Văn phòng công chứng. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi, để trở thành một công chứng viên thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào? (Nguyễn Thu - Hà Nội)
Luật gia Phạm Trung Hiếu - Tổ tư vấn pháp luật hành chính của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Điều 8 Luật Công chứng năm 2014 về tiêu chuẩn công chứng viên quy định:
“Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên: 2. Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 của Luật này hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
5. Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng”.
Như vậy, theo quy định trên, anh (chị) muốn trở thành công chứng viên ở Việt Nam thì phải đáp ứng những tiêu chuẩn như phải là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam; tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; có phẩm chất đạo đức tốt; có bằng cử nhân luật; có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật; đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng và các quy định của Luật Công chứng năm 2014.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hành chính mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận