Đầu tư là nhân tố không thể thiếu trong việc xây dựng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi “Đầu tư là gì?” và “Có các loại hình đầu tư nào?”
Khái niệm đầu tư theo cách hiểu phổ thông là việc "bỏ nhân lực, vật lực, tài lực vào công việc gì, trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế, xã hội". Trong khoa học kinh tế, đầu tư được quan niệm là hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại, nhằm đem lại cho nền kinh tế, xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó. Đầu tư là nhân tố không thể thiếu để xây dựng và phát triển kinh tế, là "chìa khóa" của sự tăng trưởng kinh tế. Các nguồn lực được sử dụng để đầu tư có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động, trí tuệ. Trong cơ chế thị trường, hoạt động đầu tư có thể do những chủ thể khác nhau (cá nhân, tổ chức) tiến hành và ngày càng phong phú, đa dạng cả về tính chất và mục đích. Tuy vậy, mọi hoạt động đầu tư suy cho cùng đều nhằm mang lại những lợi ích xác định. Những lợi ích đạt được của đầu tư có thể là sự tăng thêm tài sản vật chất, tài sản trí tuệ hay nguồn nhân lực cho xã hội. Kết quả đầu tư không chỉ là lợi ích trực tiếp cho nhà đầu tư mà còn mang lại lợi ích cho nền kinh tế và toàn xã hội. Dưới góc độ pháp lý, đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn, tài sản theo các hình thức và cách thức do pháp luật quy định để thực hiện hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế, xã hội khác. Hoạt động đầu tư có thể có tính chất kinh doanh (thương mại) hoặc phi thương mại. Trong khoa học pháp lý cũng như thực tiễn xây dựng chính sách, pháp luật về đầu tư, hoạt động đầu tư chủ yếu được đề cập là hoạt động đầu tư kinh doanh, với bản chất là "sự chi phí của cải vật chất nhằm mục đích làm tăng giá trị tài sản hay tìm kiếm lợi nhuận". Ở Việt Nam, trước khi ban hành Luật đầu tư năm 2005, khái niệm đầu tư kinh doanh chưa được định nghĩa thống nhất trong các văn bản pháp luật. Luật đầu tư năm 2005, với phạm vi điều chỉnh là hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh, đã đưa ra định nghĩa: "Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư". Luật này còn có sự phân biệt về thuật ngữ giữa đầu tư và hoạt động đầu tư, theo đó hoạt động đầu tư được hiểu là hoạt động của nhà đầu tư trong quá trình đầu tư bao gồm các khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện và quản lý dự án đầu tư.1- Đầu tư là gì? Khái niệm đầu tư?
Xem thêm:Dịch vụ pháp lý về Sáp nhập và Mua bán doanh nghiệp (M&A) của Công ty Luật TNHH Everest
Đầu tư là gì? Khái niệm đầu tư?
2- Phân biệt giữa đầu tư và kinh doanh
Về lý luận cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật, cần phân biệt khái niệm đầu tư (nhằm mục đích lợi nhuận) với khái niệm kinh doanh (thương mại).
Thẹo Luật doanh nghiệp năm 2005 của Việt Nam, kinh doanh được định nghĩa là việc thực hiện lýên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Bên cạnh khái niệm kinh doanh, pháp luật hiện hành còn đưa ra định nghĩa pháp lý về hoạt động thương mại. Theo nghĩa kinh điển thì hoạt động thương mại là hoạt động mua bán, là cầu nối giữa sản xuất với tiêu thụ và tiêu dùng.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, khái niệm thương mại đã được mở rộng đến cả lýnh vực sản xuất, phân phối, dịch vụ... vối mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Vì lẽ đó, việc xác định ranh giới giữa hoạt động thương mại và hoạt động kinh doanh ngày càng khó khăn và ít có ý nghĩa. Có thể đồng nhất giữa khái niệm kinh doanh và khái niệm thương mại ở chỗ, chúng đều là những hoạt động của các chủ thể trong xã hội nhằm mục đích lợi nhuận. Luật thương mại năm 2005 ,đã hợp lý khi định nghĩa hoạt động thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này là mọi hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, trong đó bao gồm cả hoạt động đầu tư. Với cách hiểu về thương mại như vậy, hoạt động đầu tư kinh doanh được coi là một bộ phận của hoạt động thương mại,
Hoạt động đầu tư có những đặc điểm của hoạt động thương mại nói chung,và có mối lýên hệ mật thiết với các bộ phận khác của hoạt động thương mại như mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại... Sự khác biệt cơ bản của hoạt động đầu tư so với các hoạt động thương mại khác thể hiện ở chỗ đầu tư là hoạt động có tính chất tạo lập (bỏ vốn, tài sản) nhằm hình thành cơ sở vật chất, kỹ thuật cũng như các điều kiện khác để thực hiện hoạt động tìm kiếm lợi nhuận.
Dịch vụ pháp lý thành lập doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest
3- Có bao nhiêu loại hình đầu tư? Phân chia các loại hình đầu tư như thế nào?
Dựa trên những tiêu chí khác nhau, người ta có thể phân chia đầu tư thành các loại khác nhau. Việc phân loại hoạt động đầu tư là rất cần thiết, nhằm lựa chọn các giải pháp kinh tế và pháp lý thích hợp thúc đẩy và tăng cường hiệu quả đầu tư cũng như hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư. Từ phương diện pháp lý, có thể phân loại hoạt động đầu tư theo những tiêu chí cơ bản sau:
[a] Căn cứ vào mục đích đầu tư:
- Đầu tư phi lợi nhuận là việc sử dụng các nguồn lực để thực hiện các hoạt động không nhằm mục tiêu thu lợi nhuận. Đây là các hoạt động đầu tư của nhà nước hoặc các tổ chức, cá nhân nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội.
Ví dụ: Nhà nước đầu tư (từ ngân sách) xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng; các tổ chức, cá nhân đầu tư mua sắm tài sản, trang thiết bị phục vụ sinh hoạt tiêu dùng…
- Đầu tư kinh doanh: Là hoạt động đầu tư sử dụng các nguồn lực để kinh doanh thu lợi nhuận, về phương diện pháp lý, đầu tư kinh doanh có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức và phương thức tổ chức khác nhau như: đầu tư vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng, thực hiện hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO)...
[b] Căn cứ vào nguồn vốn đầu tư:
- Đầu tư trong nước: Là hoạt động động đầu tư mà các nguồn lực đầu tư được huy động từ ngân sách nhà nước và từ các tổ chức, cá nhân trong nước. Theo Luật đầu tư năm 2005, đầu tư trong nước là việc nhà đầu tư trong nước bỏ vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
- Đầu tư nước ngoài (còn gọi là đầu tư quốc tế): Là hoạt động đầu tư mà các nguồn lực đầu tư được huy động từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc người của nước nhận đầu tư định cư ở nước ngoài đầu tư về nước. Thực tiễn điều chỉnh pháp luật đối với hoạt động đầu tư nước ngoài còn có sự phân biệt giữa đầu tư từ nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài. Theo Luật đầu tư năm 2005, đầu tư từ nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư; Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư.
[c] Căn cứ vào tính chất quản lý của nhà đầu tư đối với vốn đầu tư
- Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình sử dụng các nguồn lực (vốn) đầu tư. Trong hoạt động đầu tư trực tiếp không có sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý của nhà đầu tư đối với vốn đầu tư. Theo Luật đầu tư năm 2005 của Việt Nam, đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Đầu tư trực tiếp có thể là đầu tư trực tiếp trong nước hoặc đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đầu tư trực tiếp trong nước có nội dung là việc bỏ vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước để kinh doanh theo các hình thức do pháp luật quy định (như hợp tác kinh doanh, thành lập các loại hình doanh nghiệp...). Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một loại quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài, được đặc trưng bởi sự di chuyển nguồn lực đầu tư (tư bản) trên phạm vi quốc tế với mục đích kinh doanh thu lợi nhuận.
Hiện nay, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đang diễn ra ở hầu hết các nước trên thế giới. Mặc dù xu hướng phổ biến trên thế giới là các nước không có sự phân biệt trong cơ chế điều chỉnh pháp luật giữa đầu tư trực tiếp trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài, khái niệm FDI vẫn được định nghĩa trong luật pháp của nhiều nước, như Luật khuyến khích, đầu tư của Thái Lan (ban hành năm 19Ố2 và được sửa đổi năm 1977), Luật khuyến khích và bảo hộ đầu tư nước ngoài của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (ban hành năm 1994), Luật khuyến khích đầu tư áp dụng cho từng ngành của Hàn Quốc, Luật đầu tư của Indonesia (ban hành năm 1967 và được sửa đổi năm 1970)... Trong hợp tác đầu tư giữa các nước ASEAN, việc tăng cường thúc đẩy đầu tư trực tiếp rất được coi trọng. Điều này được thể hiện qua các hiệp định giữa các nước ASEAN như: Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư năm 1987, Hiệp định khung khu vực đầu tư ASEAN (Asean Investment Agreement) năm 1998... Các hiệp định này có nội dung cơ bản là các quốc gia thành viên khu vực ASEAN cam kết xây dựng và thực hiện các chương trình hợp tác nhằm tăng cường tính hấp dẫn đầu tư của khu vực ASEAN, thúc đẩy đầu tư trực tiếp.
Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư mà ở đó nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Như vậy, khác với đầu tư trực tiếp, trong hoạt động đầu tư gián tiếp, người đầu tư vốn và người quản lý, sử dụng vốn là hai chủ thể khác nhau và có thẩm quyền chi phối khác nhau đối với nguồn lực đầu tư. Những hoạt động đầu tư mà nhà đầu tư không trực tiếp nắm quyền quản lý, kiểm soát và điều hành hoạt động kinh doanh đều có tính chất là đầu tư gián tiếp (đầu tư tài chính, nhượng quyền, quyền theo hợp đồng, cho vay, cho thuê...).
Xem thêm:Dịch vụ trợ lý pháp lý từ xa của Công ty Luật TNHH Everest
4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Đầu tư là gì? Có bao nhiêu loại hình đầu tư? uy tín được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Đầu tư là gì? Có bao nhiêu loại hình đầu tư? có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: [email protected].
Bình luận