Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Hỏi: A thấy B giật túi xách của một phụ nữ đi trên đường, A đuổi theo B thấy vậy B quay lai đánh A. A liền nhặt một viên gạch viên đường đập vào đầu B, làm B bị choáng ngã.Sau đó A đánh tiếp vào mặt B hai cái. B bị bắt và được đưa vào bệnh viện chữa trị khám với tỉ lệ thương tật gạch đập trúng đầu là 18%,đánh vào mặt làm vỡ xương hàm là 8%. Hỏi trong trường hợp trên A có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Thị My - Hà Giang)
Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo như thông tin bạn trình bày thìA thấy B giật túi xách của một phụ nữ đi trên đường, A đuổi theo B thấy vậy B quay lai đánh A .A liền nhặt một viên gạch viên đường đập vào đầu B, làm B bị choáng ngã. Sau đó A đánh tiếp vào mặt B hai cái. B bị bắt và được đưa vào bệnh viện chữa trị khám với tỉ lệ thương tật gạch đập trúng đầu là 18%,đánh vào mặt làm vỡ xương hàm là 8%.
Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 tại điều 15 quy địnhnhư sau:
"Điều 15. Phòng vệ chính đáng
1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trảrõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự."
Trong tình huống này ta thấy :
- B là người đang có hành vi xâm phạm đến các lợi ích của công dân. Hành vi của B cấu thành tội cướp giật, sau khi A đuổi theo thì B quay lại đánh A, như vậy tội cướp giật đã chuyển hóa thành tội cướp.
- Hành vi chống trả của A là vượt quá phạm vicần thiết. Bởi lẽ, khiAnhặt một viên gạch viên đường đập vào đầu B, làm B bị choáng ngã, thì hoàn toàn đã có thể lấy lại được túi xách kia và khống chế được B. Tuy nhiên, A lạiđánh tiếp vào mặt B hai cái khiến B bị thương vớitỉ lệ thương tật gạch đập trúng đầu là 18%,đánh vào mặt làm vỡ xương hàm là 8%.
Như vậy, đây được coi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng và cấu thành tội cố ý gây thương tích theo khoản 1,điều 104, Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009. Cụ thể, tội cố ý gây thương tích được quy định :
"1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân."
Hành vi của A có thể bịphạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Theo quy định tại Điều 12 của Bộ luật Hình sự thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Khoản 3 Điều 8 của Bộ luật Hình sự quy định: “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”.
Như vậy, nếu A 16 tuổi trở lên thì A phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng nếu A từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi, dưới 14 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận