-->

Danh dự, nhân phẩm của con người được pháp luật bảo vệ

Hành vi xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội facebook liên tiếp xuất hiện những vụ việc đưa thông tin sai sự thật làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của người khác.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198


Người tung tin không đúng sự thật bị xử phạt đã được pháp luật quy định. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc, hành vi chia sẻ (share) hoặc bình luận (comment) ủng hộ theo những thông tin không đúng sự thật trên facebook có bị xử lý hay không?

Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được quy định rất cụ thể tại Điều 34, Bộ luật Dân sự năm 2015, theo đó: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ"; "Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình…”

Thứ nhất, quy định pháp luật về danh dự, nhân phẩm, uy tín cá nhân

Bộ luật dân sự 2015 quy định danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng, được pháp luật bảo vệ. Người bị xúc phạm về danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu tòa buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai; bồi thường thiệt hại về vật chất và tổn thất về tinh thần... Dù vậy, vẫn còn những “lỗ hổng” trong lĩnh vực này.

“Lỗ hổng” đầu tiên là Bộ luật dân sự năm 2015 không đưa ra khái niệm thế nào là danh dự, nhân phẩm, uy tín. Tương tự, hành vi như thế nào thì được coi là xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác, luật cũng bỏ ngỏ. Việc quyết định hoàn toàn phụ thuộc vào nhận định cảm tính của tòa.

Sự phát triển của công nghệ thông tin, trong đó có mạng xã hội là một tiến bộ của nhân loại. Mạng xã hội giúp con người xóa đi khoảng cách về địa lý, tự do chia sẻ thông tin, suy nghĩ cảm xúc của mình… nhưng đây cũng là môi trường thuận lợi để kẻ xấu thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, trong đó có việc bôi nhọ danh dự nhân phẩm của cá nhân, tổ chức… Hành vi thóa mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác trên mạng xã hội là vi phạm pháp luật; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, trên thực tế việc quản lý không gian mạng là rất khó khăn, và để có thể xử lý được hành vi vi vi phạm thì trước hết phải xác định được chủ nhân của tài khoản có hành vi vi phạm đó.

Rõ ràng việc tung thông tin, hình ảnh của người khác lên mạng với mục đích xấu nhằm hạ thấp uy tín, danh dự và nhân phẩm đã làm ảnh hưởng tới hình ảnh cá nhân hoặc hoạt động kinh doanh của nạn nhân. Nguyên nhân có thể từ sự ghen tức, đố kị ban đầu, hoặc cạnh tranh trong kinh doanh, cạnh tranh không lành mạnh mà dần dần lấn sâu vào vi phạm pháp luật lúc nào không rõ. Những vụ việc này nếu người bị hại chứng minh được thiệt hại do những thông tin không đúng sự thật gây ra thì người thực hiện hành vi đó không chỉ bị phạt hành chính, đền bù thiệt hại về dân sự hoặc thậm chí bị xử lý hình sự theo quy định.

Thứ hai, về mức xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự đối với việc tung tin sai sự thật bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác

Xử phạt hành chính

Bộ luật Dân sự cũng quy định, khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận quyền dân sự của mình; buộc chấm dứt hành vi vi phạm; buộc xin lỗi, cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi thường thiệt hại.

Vì vậy, người nào tung thông tin bôi nhọ, vu khống xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của một tổ chức, cá nhân cụ thể thì tổ chức, cá nhân đó có quyền khởi kiện ra Tòa để yêu cầu người tung tin đồn phải xin lỗi và bồi thường thiệt hại đồng thời còn có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức.

Nghị định 174/2013/NĐ-CP, xử phạt hành chính đối với hành vi cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân trên trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp, bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Xử lý hình sự

Ngoài việc bị xử phạt hành chính, bồi thường dân sự, những hành vi bôi nhọ, vu khống lãnh đạo và những người khác trên mạng một cách nghiêm trọng có thể bị xử lý hình sự về các tội Vu khống; tội Làm nhục người khác; tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân; tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Nếu không xác định được chính xác người tạo ra tin đồn sai sự thật mà chỉ xác định được người tung tin thì áp dụng theo quy định tại Điều 226 Bộ luật hình sự 2009 sửa đổi, bổ sung, người nào thực hiện hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet những thông tin trái với quy định của pháp luật nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 88 và Điều 253 của Bộ luật này.

Hành vi xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm. Như vậy, những chủ fanpage chia sẻ link này có thể bị truy tố hình sự đến 7 năm tù và phạt một mức tiền nhất định.

Từ những viện dẫn như trên, rõ ràng việc tung những thông tin bôi nhọ, vu khống lên mạng để nhằm hạ thấp uy tín, danh dự của cá nhân tổ chức, nhằm thu lợi bất chính hoặc để thu hút sự chú ý nhằm làm ảnh hưởng tới hình ảnh cá nhân, tổ chức.

Nguyên nhân có thể từ sự ghen tức, đố kị ban đầu, tung thông tin với mục đích bêu xấu, hạ nhục người khác trên mạng là hồi chuông báo động. Nếu việc đưa thông tin lên mạng nhằm mang tính xây dựng, cùng nhau phát triển, không vu khống, bôi nhọ thì được hoan nghênh. Nhưng việc lợi dụng để đưa thông tin vu khống, bội nhọ, hạ thấp uy tín thì sẽ phải bị xử lí theo các quy định của pháp luât.


Luật gia Nguyễn Thị Tâm - Phòng tư vấn pháp luật hình sự của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài 1900 6198, tổng hợp

Khuyến nghị:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại, mà chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học, hoặc phổ biến kiến thức pháp luật;
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi đây có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected], [email protected]