-->

Đang ở tù có được nhận nuôi con nuôi?

Những người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với người chưa thành niên; đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang chấp hành hình phạt tù...

Hỏi: Bạn tôi có anh trai bị tai nạn mất sớm để lại một đứa con ba tuổi, chị dâu cũng đang có ý định đi bước nữa. Còn bạn tôi hiện nay đang ở tù vì tội đánh bạc nhưng sợ các cháu mình không được yêu thương ở nhà mới nên muốn nhận nó về làm con nuôi. Đề nghị Luật sư tư vấn, trường hợp của bạn tôi có được nhận nuôi cháu ruột không? (Phạm Doanh - Hòa Bình)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Ánh Vân - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Khoản 2 Điều 14 Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định về điều kiện đối với người nhận con nuôi như sau:

"2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:

a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

c) Đang chấp hành hình phạt tù;

d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em".

Căn cứ theo quy định trên thì những người đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với người chưa thành niên; đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang chấp hành hình phạt tù, chưa được xóa án tích về những tội cố ý xâm phạm sức khỏe, nhân phẩm của người khác.

Như vậy, trong trường hợp bạn anh (chị) đang ở tù thì không được phép nhận cháu ruột của mình làm con nuôi.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.