Thương nhân nhập khẩu giống cây trồng chưa có tên trong Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp được phép sản xuất kinh doanh phải được Tổng cục Lâm nghiệp hoặc Cục Trồng trọt cấp phép.
Hỏi: Tôi là nhân viên công ty nhập khẩu tại Hàn Quốc. Công ty tôi sẽ xuất giống lúa mới về Việt Nam và trồng giống cây này tại tỉnh Thanh Hóa, sau khi thu hoạch sẽ chở về nhà máy TMR tổng hợp, cắt nhỏ ra rồi trộn với thêm một số phụ gia khác, và mang thành phẩm ấy ngược lại thị trường Hàn Quốc để bán. Hiện nay giống đã có giấy chứng nhận bảo hộ ở Hàn Quốc cung cấp, và cũng đã trải qua trồng thử nghiệm tại tỉnh Thanh Hóa ạ. Bên công ty tôi cũng đã nhờ một công ty đối tác làm thủ tục đăng ký giống, mà giờ họ bảo là làm thủ tục xin nhập khẩu giống thì sẽ nhanh hơn. Đề nghị Luật sư tư vấn, công ty tôi nên làm cách nào? (Trần Thanh Tú - Hà Nội)
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Nguyễn Tiến Đạt - Tổ tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Nếu công ty anh (chị) muốn làm thủ tục đăng ký giống cây trồng tại Việt Nam thì thời hạn đăng ký rất lâu, việc đăng ký này phải trải qua các bước như: thẩm định hình thức đơn, thẩm định nội dung đơn,...(Quy định tại Nghị định 88/2010/NĐ-CP). Do đó, trong trường hợp này, anh (chị) có thể làm thủ tục nhập khẩu giống cây trồng. Căn cứ Điều 14, Điều 15 Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; theo đó quy định việc nhập khẩu giống cây trồng như sau: “Nhập khẩu giống cây trồng: 1. Nhập khẩu có giấy phép. Thương nhân nhập khẩu giống cây trồng chưa có tên trong Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp được phép sản xuất kinh doanh hoặc Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam, hoặc chưa có văn bản công nhận giống cây trồng lâm nghiệp mới hoặc văn bản công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới phải được Tổng cục Lâm nghiệp hoặc Cục Trồng trọt cấp phép. 2. Nhập khẩu không cần giấy phép: Thương nhân nhập khẩu giống cây trồng có tên trong Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp được phép sản xuất kinh doanh hoặc Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam hoặc có văn bản công nhận giống cây trồng lâm nghiệp mới hoặc văn bản công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới được phép sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam, không phải xin phép”.
Như vậy, cần phải kiểm tra giống cây Ngô Cực Đông số 6 có thuộc dạng phải xin giấy phép hay không. Điều 15 Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNN quy định: “Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng: 1. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu giống cây trồng nông nghiệp: a) Đơn đăng ký nhập khẩu theo mẫu số 03/TT ban hành kèm theo Thông tư này; b) Tờ khai kỹ thuật theo mẫu số 04/TT ban hành kèm theo Thông tư này (chỉ nộp khi nhập khẩu lần đầu); c) Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp phải đăng ký) hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); chứng minh thư hoặc hộ chiếu (đối với cá nhân); d) Trường hợp giống cây trồng nhập khẩu lần thứ 02 trở đi để khảo nghiệm, sản xuất thử phải nộp báo cáo kết quả nhập khẩu, khảo nghiệm, sản xuất thử lần nhập trước, không cần nộp các loại giấy tờ quy định tại điểm b, điểm c, Khoản 1, Điều này; đ) Trường hợp nhập khẩu phục vụ nghiên cứu, hợp tác quốc tế phải bổ sung một (01) bản sao chụp thỏa thuận hợp tác bằng tiếng nước ngoài kèm theo một (01) bản dịch sang tiếng Việt có chữ ký xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của thương nhân đăng ký nhập khẩu; e) Trường hợp nhập khẩu tham gia hội chợ, triển lãm phải bổ sung Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội trợ, triển lãm tại Việt Nam; g) Trường hợp nhập khẩu quà tặng phải bổ sung một (01) bản sao chụp giấy xác nhận giữa hai bên bằng tiếng nước ngoài kèm theo một (01) bản dịch sang tiếng Việt có chữ ký xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của thương nhân đăng ký nhập khẩu; h) Trường hợp nhập khẩu để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, hồ sơ phải bổ sung: Bản sao chụp chứng thực hoặc bản sao chụp mang theo bản gốc để đối chiếu văn bản phê duyệt hoặc chấp thuận chương trình, dự án đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc dự án được doanh nghiệp phê duyệt theo quy định của pháp luật; Riêng đối với trường hợp nhập khẩu giống cây trồng để phục vụ dự án xây dựng đường giao thông phải bổ sung bản sao chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale - CFS) do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp hoặc bản sao chứng thực một trong các giấy tờ sau: giấy xác nhận phù hợp chuẩn, giấy công nhận giống cây trồng mới, giấy xác nhận giống cây trồng không nằm trong Danh mục cấm sử dụng của nước xuất khẩu, giấy chứng nhận khác có nội dung tương tự kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của đơn vị đăng ký nhập khẩu hoặc kết quả nghiên cứu, khảo nghiệm tại Việt Nam cho thấy giống cây trồng an toàn với môi trường. Trường hợp thương nhân nộp bản sao chụp các loại giấy tờ trên mang theo bản chính để đối chiếu. 5. Cơ quan thực hiện: a) Đối với giống cây trồng nông nghiệp: Cục Trồng trọt; Nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Bộ phận “một cửa” - Văn phòng Cục Trồng trọt; Website: www.cuctrongtrot.gov.vn.; Địa chỉ: Nhà A6A, Số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội; Điện thoại: 04.3823.4651 Fax: 04.3734.4967; Email: [email protected]”.
Căn cứ quy định nêu trên, khi nhập khẩu giống cây Ngô Cực Đông số 6, ngoài bộ hồ sơ nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại Điều 16, Điều 18 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính, công ty phải nộp hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu giống cây trồng gửi đến Cục Trồng trọt để xem xét.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận