Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài là việc chủ nhãn hiệu hàng hóa đăng ký quyền được bảo hộ về nhãn hiệu hàng hóa tại các nước khác, nơi họ có nhu cầu xác lập về quyền sở hữu độc quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa.

Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài là một việc làm phức tạp và tốn lém hơn nhiều sơ với việc đăng ký nhãn hiệu hành hóa trong nước nên đây là vấn đề chủ yếu được các doanh nghiệp co hoạt động đầu tư ở nước ngoài hoặc có sản phẩm xuất khẩu quan tâm mà thôi.
lLuật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
lLuật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198


Có hai cách thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài chủ yếu là: Hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa theo Thỏa ước và Nghị định Madrid và đăng ký trực tiếp theo Công ước Paris về bảo hộ quyền Sở hữu công nghiệp

Nguyên tắc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài:

Thứ nhất, nguyên tắc lãnh thổ:

Đây là một nguyên tắc đặc trưng trong bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Nhãn hiệu đăng ký, bảo hộ theo nguyên tắc lãnh thổ, nghĩa là đăng ký ở nước nào đó thì có hiệu lực ở nước đó. Mỗi mọt doanh nghiệp khi muốn phát triển nhãn hiệu đều tạo ra cho mình một sự khác biệt, một đặc trưng riêng. Để bảo vệ quyền sở hữu độc quyền đối với nhãn hiệu đó, người ta phải đăng ký bảo hộ với các cơ quan chức năng về Sở Hữu trí tuệ. Tuy nhiên, việc bảo hộ chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ mà nhãn hiệu hàng hóa đăng ký. Khi hàng hóa được xuất khẩu tại một quốc gia napf đó thì chủ sơ hữu cần làm thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại nước đó theo quy định hiện hành.

Thứ hai, nguyên tắc nộp đơn đầu tiên:

Theo sự ưu tiên trong quá trình nộp đơn, điều này thể hiện trong trường hợp các nhãn hiệu nộp đơn đăng ký trùng nhau thì nhãn hiệu sẽ được ưu tiên cho người nộp đơn đầu tiên. Điều này tránh tình trạng ăn cắp, làm nhái,, bắt chước các nhãn hiệu đã được bảo hộ. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra một thách thức đối với các doanh nghiệp khi chưa kịp đi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Nguy cơ bị cướp mất nhãn hiệu là rất cao đến từ những doanh nghiệp vốn nắm vững pháp luật về Sở hữu trí tuệ hơn sơ với các doanh nghiệp Việt Nam, chỉ đơn giản bằng cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hành hóa trước tiên. Điều này là lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước.

Như vậy các doanh nghiệp nội địa cần ý thức được việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở nước ngoài, nắm bắt được cách thức đăng ký bảo hộ cũng như những quy định của các quốc gia khác nhau. Nhận thức được tầm quan trọng của việc đăng ký bỏa hộ nhãn hiệu ở nước ngoài các doanh nghiệp cần kịp thời nộp đơn đăng ký tại quốc gia mình đã và dự định xuất khẩu hàng hóa tới trước khi cá nhân khác có thể dành mất quyền đăng ký đầu tiên.

Luật gia Bùi Thị Phượng - Phòng Sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài 1900 6198, tổng hợp

Khuyến nghị:
  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198,hoặc E-mail: [email protected], [email protected].
  2. Nội dung tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.